Modafinil là một loại thuốc được sử dụng để giảm tình trạng buồn ngủ ở một số người mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp trong cuộc sống là gì và vì sao Modafinil giúp cải thiện tình trạng này, cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Modafinil: Những lưu ý khi sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ
1. Chứng rối loạn giấc ngủ thường tồn tại ở những dạng nào?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, giữ giấc ngủ, hoặc ngủ đủ giấc nhưng không cảm thấy được nghỉ ngơi mỗi đêm. Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
– Mất ngủ: Tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ sâu. Mất ngủ cấp tính thường xảy ra dưới ba đêm mỗi tuần trong ít hơn ba tháng. Nếu tần suất nhiều hơn thì được gọi là mất ngủ mạn tính.
– Ngưng thở khi ngủ: Đây là tình trạng mà hơi thở tạm thời bị gián đoạn hoặc ngừng lại trong một khoảng thời gian khi bạn đang ngủ.
– Hội chứng chân không nghỉ: Đây là loại rối loạn khiến người bệnh luôn có cảm giác không thoải mái và bắt buộc phải di chuyển chân khi bạn nằm xuống nghỉ.
– Chứng ngủ rũ: Những người mắc chứng bệnh này có thể ngủ ngay lập tức, bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần cảm thấy mệt mỏi.
Những rối loạn này nếu xảy ra trong thời gian dài hoặc tần suất dày đặc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Đối với mỗi loại rối loạn sẽ có các phương pháp điều trị và quản lý khác nhau, từ thay đổi lối sống đến việc sử dụng thuốc. Nếu bạn nghĩ rằng mình có một loại rối loạn giấc ngủ, nên chủ động thăm khám và tìm kiếm sự tư vấn, điều trị từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay.
2. Thuốc Modafinil – Công dụng và chống chỉ định
2.1 Công dụng của Modafinil trong điều trị triệu chứng rối loạn giấc ngủ
Thuốc Modafinil thường được sử dụng để giảm tình trạng buồn ngủ do các loại rối loạn giấc ngủ, thường được chỉ định trong các trường hợp:
– Buồn ngủ do phải làm việc theo ca.
– Buồn ngủ do tắc nghẽn đường thở gây ngưng thở khi ngủ.
– Chứng ngủ rũ.
Tuy nhiên đây không phải là thuốc chữa rối loạn giấc ngủ và cũng có thể không giúp bạn thoát khỏi tất cả các cơn buồn ngủ.
2.2 Chống chỉ định Modafinil
Thuốc Modafinil chống chỉ định trong các trường hợp người bệnh có hành vi hưng cảm, hung hăng, rối loạn tâm thần, thường phiền muộn, có ý nghĩ tự tử, người mắc các bệnh lý như huyết áp cao, phì đại tâm thất trái, bệnh gan nặng, suy thận nặng, có cơn đau tim, đau thắt ngực, hội chứng sa van hai lá, mang thai…
3. Cách sử dụng thuốc Modafinil
Cách sử dụng của thuốc Modafinil thường được ghi chi tiết trên bao bì và hướng dẫn sử dụng. Tùy từng loại rối loạn giấc ngủ mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách dùng và liều lượng thuốc phù hợp.
– Đối với chứng ngủ rũ, Modafinil thường được chỉ định dùng bằng đường uống một lần mỗi ngày vào buổi sáng với chỉ dẫn chi tiết của bác sĩ. Nhiều trường hợp, bác sĩ có thể hướng dẫn tổng liều modafinil theo ngày, từ đó người bệnh tự chia thành liều uống mỗi buổi sáng và liều buổi trưa.
– Đối với chứng ngưng thở khi ngủ, có thể uống thuốc Modafinil không cùng hoặc cùng với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Trong khi dùng Modafinil, bạn có thể tiếp tục các điều trị khác trừ khi bác sĩ yêu cầu dừng lại.
– Đối với chứng rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca, bạn có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng thức ăn, thường một lần mỗi ngày, trước khi bạn bắt đầu ca làm của mình 1 giờ.
Liều lượng Modafinil được tính toán dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng với điều trị. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào để tránh sử dụng sai cách, gây những tác động xấu đến sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Sữa Glucerna cho người bệnh tiểu đường: Cần thiết hay không?
Các thành phần của Modafinil có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng mất ngủ
4. Những lưu ý khi sử dụng Modafinil
4.1 Tác dụng phụ của thuốc Modafinil
Modafinil có thể gây ảnh hưởng đến người dùng bởi một số tác dụng phụ như:
– Đau nhức đầu
– Buồn nôn, chóng mặt, khó ngủ, lo lắng,…
– Tim đập nhanh hoặc mạnh một cách bất thường
– Thay đổi tâm trạng, dễ kích động, lú lẫn, ảo giác, trầm cảm, có ý định tự tử…
– Sốt
– Sưng hạch bạch huyết, ngứa/sưng mặt, lưỡi, họng…
– Phát ban, chóng mặt, khó thở nghiêm trọng
Khi thấy các biểu hiện này trong quá trình sử dụng Modafinil hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay. Lưu ý trên đây không phải là đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc Modafinil. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường kể cả không nhằm trong các tác dụng phụ được liệt kê ở trên, cũng hãy liên hệ với bác sĩ ngay để có hướng xử trí kịp thời.
4.2 Điều gì xảy ra khi bạn dừng thuốc đột ngột?
>>>>>Xem thêm: 4 Điều cần biết về chất béo trung tính Tristearin
Cần thăm khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Modafinil
Nếu ngừng sử dụng thuốc Modafinil đột ngột, bạn có thể gặp các triệu chứng run rẩy, ớn lạnh, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn, lú lẫn… Để giúp ngăn ngừa tình trạng này, bác sĩ thường giảm liều Modafinil từ từ, nhất là khi bạn đã sử dụng Modafinil trong một khoảng thời gian dài hoặc với liều lượng cao.
Việc sử dụng Modafinil trong một thời gian dài có thể khiến thuốc không còn tác dụng (nhờn thuốc), tình trạng buồn ngủ do mất ngủ của bạn không được cải thiện, thậm chí trầm trọng hơn. Lúc này hãy báo cho bác sĩ biết để điều chỉnh hoặc thay đổi loại thuốc.
Đôi khi thuốc này có thể gây nghiện đặc biệt nếu bạn bị rối loạn sử dụng chất kích thích (lạm dụng hoặc nghiện ma túy/rượu).
Việc kiểm tra huyết áp, nhịp tim và một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện định kỳ trong quá trình bạn sử dụng Modafinil để theo dõi sự tiến triển của bệnh hoặc kiểm tra các tác dụng phụ.
5. Cần làm gì khi thấy triệu chứng rối loạn giấc ngủ?
Khi bạn nhận thấy mình có các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, điều quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để xác định liệu bạn có cần sự can thiệp y tế hay không và cần điều trị bằng phương pháp nào. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện khi thấy biểu hiện giấc ngủ bất thường:
– Ghi chép: Ghi lại các triệu chứng mà bạn gặp phải, càng chi tiết càng tốt, bao gồm thời gian bạn thức dậy và đi ngủ, số giờ ngủ một đêm, số lần tỉnh giấc, cảm giác của bạn khi thức dậy cùng các vấn đề khác như lo lắng, căng thẳng hoặc stress.
– Điều chỉnh lối sống: Bắt đầu bằng việc thay đổi thói quen hàng ngày như tạo ra một môi trường ngủ thoải mái, duy trì lịch trình ngủ đều đặn, hạn chế sử dụng caffeine và rượu, thể dục thường xuyên.
– Thực hiện thư giãn: Các phương pháp đơn giản và phổ biến như thiền, yoga, tập thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và chuẩn bị tâm trạng để ngủ.
Nếu các biện pháp tự chăm sóc kể trên không giải quyết được vấn đề, hãy khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp như tư vấn hành vi, dùng thuốc…
Trên đây là những thông tin về Modafinil và những công dụng của loại thuốc này trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ. Khi thấy các triệu chứng của bệnh, tốt nhất bạn nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.