Mối liên hệ giữa đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ

Tình trạng đột quỵ cấp tính ngày một gia tăng báo động và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới dị tật hoặc tử vong ở nhiều bệnh nhân trên thế giới. Bệnh đột quỵ cũng được đánh giá là nguyên nhân dẫn tới dị tật, tử vong. Đặc biệt là đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ cũng có mối liên hệ nhất định.

Bạn đang đọc: Mối liên hệ giữa đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ

1. Khái quát chung về tình trạng đột quỵ cấp tính

1.1 Khái niệm đột quỵ cấp tính là gì? Phân loại thế nào?

Đột quỵ là những thiếu sót về thần kinh xảy ra đột ngột bởi mạch máu não tắc nghẽn hoặc xuất huyết não. Bệnh nhân đột quỵ có thể tử vong trong khoảng 24 giờ đầu nếu như không được cấp cứu kịp thời và nhanh chóng.

Đột quỵ não được phân chia thành 2 dạng gồm đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não như sau:

– Đột quỵ nhồi máu não(đột quỵ thiếu máu não cục bộ) gây ra bởi tắc nghẽn động mạch chiếm khoảng 85% các trường hợp bị đột quỵ. Căn bệnh này có thể phòng tránh tốt nếu như dự phòng sớm các nguyên nhân gây thiếu máu não hoặc tắc mạch như: rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp…

Mối liên hệ giữa đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ

Đột quỵ nhồi máu não gây ra bởi tắc nghẽn động mạch có thể phòng tránh tốt nếu như dự phòng sớm các nguyên nhân gây thiếu máu não hoặc tắc mạch

– Đột quỵ xuất huyết não: Đột quỵ gây ra bởi mạch máu não bị vỡ dẫn tới những tác nhân gây bệnh là phình mạch, mạch máu não bị dị dạng… Đột quỵ bởi xuất huyết não chiếm khoảng 15% trong tổng số các ca bệnh đột quỵ và thường xuất hiện do cao huyết áp.

Bên cạnh đó, còn có một tình trạng đột quỵ nguyên nhân bởi thiếu máu não thoáng qua, những triệu chứng đột quỵ này thường nhẹ và kéo dài trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Người bệnh thường khó phân biệt được tình trạng này và nếu không sàng lọc sớm có thể dẫn tới đột quỵ cấp trong tương lai.

1.2 Những dấu hiệu của đột quỵ cấp tính nguy hiểm cần biết

Đột quỵ có thể xảy ra đột ngột và nhanh chóng với những diễn biến nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng như:

– Méo mặt, liệt một bên mặt, tay chân một bên tê cứng, yếu không cử động được

– Thị lực suy giảm, choáng váng và mất cân bằng cơ thể

– Người mệt mỏi, choáng váng, rối loạn ngôn ngữ, nói loạn hoặc không hiểu người khác nói gì

Khi thấy những dấu hiệu này, khả năng đột quỵ rất cao và điều người thân cần làm là ngay lập tức gọi cấp cứu và đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời. Mỗi phút trôi qua, rất nhiều tế bào não bởi thiếu oxy và máu mà sẽ chết đi, điều này dẫn tới rất nhiều di chứng, tàn tật vĩnh viễn cho người bệnh sau này.

2. Tình trạng đột quỵ giảm tuổi thọ xảy ra thế nào?

2.1 Tình trạng đột quỵ và việc gây giảm tuổi thọ như thế nào?

Đột quỵ gây ra giảm tuổi thọ đã được nghiên cứu và tìm hiểu nhiều năm sau khi đánh giá tuổi thọ nói chung của những người bình thường với người mắc đột quỵ. Có thể nhận thấy mối liên hệ của đột quỵ và giảm tuổi thọ như sau:

– Đa số các bệnh nhân đột quỵ không sống quá 10 năm và thường đối mặt với nguy cơ tái phát

– Đột quỵ làm giảm tuổi thọ trung bình của bệnh nhân 5 năm rưỡi so với người bình thường

– Bệnh nhân chảy máu não có thể tử vong và có nguy cơ giảm tuổi thọ cao hơn với với bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ

– Đột quỵ có liên quan tới những yếu tố nguy cơ từ cholesterol trong máu và cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, hút thuốc lá…

Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch của bạn

Mối liên hệ giữa đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ

Đột quỵ có liên quan tới những yếu tố nguy cơ từ các bệnh lý nền tim mạch như: xơ vữa động mạch, rung nhĩ, mạch vành…

– Bệnh nhân sau đột quỵ có thể bị thương thật và giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.

Như vậy có thể thấy rằng chăm sóc và phòng chống sớm nguy cơ đột quỵ có thể giúp bệnh nhân đột quỵ cấp tiếp cận với những chăm sóc, điều trị để tăng tuổi thọ và giảm khả năng di chứng hoặc dị tật cho bệnh nhân.

2.2 Phòng ngừa đột quỵ và đột quỵ gây tình trạng giảm tuổi thọ như thế nào?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân đột quỵ có mức tiên lượng nhất định sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên có thể chăm sóc, phòng ngừa sớm đột quỵ để nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ bao gồm:

– Điều trị dứt điểm nguy cơ từ các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu… để kiểm soát bệnh phòng tránh liên quan tới đột quỵ

– Ăn uống khoa học và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Xây dựng chế độ ăn với những thực phẩm đủ dinh dưỡng và lành mạnh đồng thời hạn chế những món ăn có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước lọc mỗi ngày.

– Thiết lập lối sống khoa học hơn để giảm căng thẳng, mệt mỏi, sắp xếp công việc phù hợp sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc

– Bảo vệ cơ thể trong những thời điểm giao mùa để tránh mắc bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch

– Luyện tập cơ thể nhẹ nhàng với bài tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ… và tuyệt đối không tập quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt với bệnh nhân cao huyết áp và tim mạch.

Mối liên hệ giữa đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ

>>>>>Xem thêm: Các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Mỗi người nên chủ động tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe

– Hạn chế tối đa tắm đêm để tránh nguy cơ đột quỵ xảy ra, đặc biệt là tắm đêm với nước lạnh.

– Bất kể có nguy cơ cao hay không, bạn nên tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm tại các cơ sở y tế uy tín về tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh liên quan khác từ 6 tháng đến 1 năm một lần.

– Tìm hiểu và nghiên cứu dấu hiệu, cách sơ cứu bệnh để phát hiện và xử lý kịp thời nếu đột quỵ xảy ra. Đặc biệt, thời gian càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao và cần điều trị tích cực trong giai đoạn phục hồi để tăng chất lượng của cuộc sống và xử lý vấn đề.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới giảm tuổi thọ và đặc biệt ở người cao tuổi nên cần thực hiện sớm những biện pháp phòng và chữa bệnh là điều rất quan trọng. Trên đây là những thông tin quan trọng về mối liên hệ giữa đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ, bạn hãy chủ động tìm hiểu kiến thức về đột quỵ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ để được giải đáp chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *