Kết quả nghiên cứu mới nhất cho hay, phụ nữ bị ốm nghén giảm nguy cơ sảy thai lên tới 75%.
Bạn đang đọc: Mối liên hệ giữa ốm nghén và sảy thai khiến mẹ bất ngờ
Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra mối liên hệ thú vị giữa ốm nghén và nguy cơ sảy thai. Theo đó, những người phụ nữ bị ốm nghén trong thai kỳ ít nhiều sẽ có ít nguy cơ bị sảy thai hơn so với những người không nhận thấy bất cứ triệu chứng nào. Và con số cụ thể mà các nhà khoa học đã tìm ra là ốm nghén giảm nguy cơ sảy thai lên đến 75%.
Kết quả nghiên cứu dựa trên một cuộc khảo sát được thực hiện mới đây. Theo đó các chuyên gia đã kiểm tra dữ liệu từ 800 phụ nữ đã từng bị sảy thai 1 hoặc 2 lần trước đó. Có tới ¼ số phụ nữ mang bầu kết thúc thai kỳ bằng việc sảy thai và thường xảy ra ở tuần thứ 7.
Với những người tham gia khảo sát, kết quả cho thấy ở tuần thứ 2 của thai kỳ, có khoảng 25% phụ nữ nhận thấy dấu hiệu buồn nôn trong khi 2,7% cho hay họ bị nôn ói.
Ở tuần thứ 8, có tới 57,3% phụ nữ nhận thấy những dấu hiệu ốm nghén như nôn ói, buồn nôn, mệt mỏi…
Theo các chuyên gia, khi phụ nữ nhận thấy dấu hiệu buồn nôn cũng chính là dấu hiệu có thai và đương nhiên cũng đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ sảy thai. Nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ dưới 25 tuổi thường ốm nghén nhiều hơn.
Nếu bạn cũng đang gặp phải dấu hiệu ốm nghén trong thai kỳ, thay vì mệt mỏi, chán nản, hãy nghĩ rằng đây là dấu hiệu tốt đẹp và hãy thử những cách dưới đây để giảm khó chịu do ốm nghén gây ra.
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Nếu bị ốm nghén nặng, mẹ nên sắp xếp công việc để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn trong ngày, đặc biệt là ngủ trưa và tối. Ngoài ra, chị em cũng có thể xin nghỉ làm một vài ngày trong những tuần thứ 7, 8 thai kỳ – thời điểm ốm nghén nặng nề nhất – để ở nhà dưỡng sức.
2. Ăn nhiều bữa nhỏ
Ăn những bữa nhỏ và ăn nhiều lần trong ngày để giữ cho bụng luôn có cảm giác no cũng là một cách hiệu quả để hạn chế những cơn ốm nghén. Một khi mẹ để dạ dày trống rỗng thì sẽ càng làm những cơn ốm nghén trầm trọng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống nước thường xuyên để tránh tình trạng mất nước. Khi cơ thể mất nước, bạn sẽ càng buồn nôn hơn.
3. Ngửi mùi hương yêu thích
Mẹ cũng có thể đặt một chai nước hoa với mùi bạn yêu thích như chanh, oải hương, quế, hương thảo… trong phòng sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói.
4. Đừng quên gừng
Gừng là phương thuốc chữa trị buồn nôn tự nhiên và khá hiệu quả. Mẹ bầu có thể nhâm nhi kẹo gừng, trà gừng… sẽ giảm chứng buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bà bầu thiếu sắt và canxi khi mang thai chuẩn xác nhất
>>>>>Xem thêm: Suy thai và cách xử trí
5. Ngủ nghiêng
Các bác sĩ và nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng nằm nghiêng về bên trái khi ngủ sẽ giúp chị em giảm triệu chứng buồn nôn, ốm nghén khá hiệu quả.
6. Không ngồi một chỗ quá lâu
Với các mẹ bầu văn phòng, nên đứng lên và đi lại sau khoảng 30 phút đến 1 giờ làm việc để tránh cảm giác căng thẳng và buôn nôn. Mẹ cũng nên dành thời gian 5-10 phút để nghỉ ngơi trong giờ làm việc, sẽ dễ chịu hơn nhiều.
7. Đồ ăn nhẹ
Mẹ đừng quên để trên bàn làm việc hoặc đầu giường ngủ một vài mẩu bánh và ăn bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu. Bánh quy khô sẽ giúp các mẹ bớt cảm giác ốm nghén, buồn nôn hơn.
Theo Dailymail