Thiếu máu não và rối loạn tiền đình là những bệnh lý phổ biến xã hội hiện đại. Trên thực tế thiếu máu não và rối loạn tiền đình có thể xảy ra đơn lẻ nhưng thường xuất hiện đồng thời với những triệu chứng tương tự nhau như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Do vậy việc tìm hiểu mối liên hệ của thiếu máu não rối loạn tiền đình là vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Mối liên hệ giữa thiếu máu não rối loạn tiền đình
1. Thiếu máu não là bệnh gì, triệu chứng thế nào?
1.1 Biểu hiện của tình trạng thiếu máu lên não
Thiếu máu não hay còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não, là bệnh lý thường gặp ở người trên 50 tuổi và những người mắc các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, bệnh lý tim mạch… Các biểu hiện đặc trưng của thiếu máu não thường gặp vào lúc nửa đêm cho tới sáng, bao gồm:
– Nhức đầu, hoa mắt
– Buồn nôn hoặc ói mửa
– Rối loạn thị giác, cụ thể là mắt nhìn mờ, có ám điểm khuất tầm nhìn hoặc rung giật nhãn cầu
– Rối loạn thính giác
1.2 Nguyên nhân thiếu máu não
Thiếu máu nào thường do 3 nguyên nhân chính gây ra, bao gồm:
– Do huyết khối: Các cục máu đông hình thành ở nhóm động mạch nuôi dưỡng não và di chuyển đến các vùng bị xơ vữa gây hẹp hoặc tắc mạch, dẫn tới máu truyền lên não bị ngưng trệ.
– Do các mảng xơ vữa: Các mảng xơ vữa hình thành ngày một dày lên và làm hẹp lòng mạch, khiến máu khó lưu thông lên não và gây ra tình trạng thiếu máu lên não.
– Do các bệnh lý về máu: tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông cầm máu… Là những bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu não.
2. Tìm hiểu về rối loạn tiền đình
2.1 Biểu hiện triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là tình trạng truyền dẫn tín hiệu của hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng do tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc do chấn thương hay những bệnh lý khác. Rối loạn tiền đình thường gặp nhiều ở phụ nữ tiền mãn kinh, người thường xuyên lao động trí óc căng thẳng, ít vận động, ngồi nhiều trong máy lạnh. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện cảm giác như:
– Mất thăng bằng, khó đứng hay ngồi vững
– Chóng mặt khi thay đổi tư thế
– Ù tai, đau đầu
– Có thể bị ngất xỉu
Bệnh sẽ tiến triển âm thầm và nặng dần lên theo thời gian. Ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột thoáng qua, sau đó các dấu hiệu này sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu cách điều trị và phòng ngừa
2.2 Rối loạn tiền đình do đâu?
Rối loạn tiền đình xảy ra khi khả năng dẫn truyền của hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng, các nguyên nhân phổ biến trong đó bao gồm:
– Do huyết áp thấp, các bệnh về tim mạch… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém
– Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực từ công việc và cuộc sống làm tổn thương hệ thống thần kinh, khiến hệ thống tiền đình không được nhận thông tin chính xác và gây rối loạn
– Do hậu quả của một số bệnh lý như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa v.v…
– Thường xuyên sống ở khu vực có nhiều tiếng ồn
– Do lạm dụng rượu bia và các thức uống chứa chất kích thích như cà phê, nước tăng lực.
3. Mối liên hệ giữa thiếu máu não rối loạn tiền đình
Có thể thấy 2 căn bệnh trên đều có những biểu hiện rất giống nhau, bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, ù tai… và có những mối liên hệ mật thiết.
3.1 Thiếu máu não là một trong những yếu tố gây rối loạn tiền đình
Xét về định nghĩa và nguyên nhân, thiếu máu não chỉ là một trong số nhiều yếu tố gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Bị thiếu máu não nếu không được chẩn đoán và điều trị từ sớm thì sẽ dẫn đến di chứng, nguy hiểm nhất là đột quỵ (tai biến mạch máu não) đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
3.2 Rối loạn tiền đình làm tăng triệu chứng thiếu máu não
Những rối loạn của hệ thống tiền đình là tác nhân làm trầm trọng thêm các triệu chứng mà thiếu máu não gây ra. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa rối loạn tiền đình tái phát, người bệnh cần hiểu rõ căn nguyên của 2 loại bệnh này, tránh nhầm lẫn. Đặc biệt là không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa rõ nguyên nhân và mức độ bệnh. Thay vào đó người bệnh nên thăm khám với chuyên gia để được tư vấn hướng điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các loại thức uống chứa chất kích thích khác như cà phê, nước tăng lực…để giảm áp lực cho hệ thần kinh, từ đó giảm triệu chứng của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên
Những thông tin trong bài viết hi vọng đã giúp bạn tìm hiểu về mối quan hệ giữa thiếu máu não rối loạn tiền đình. Thực tế có rất nhiều lý giải khác cho mối quan hệ này, trên đây chỉ là mối liên hệ phổ biến mang tính tham khảo mà thôi. Khi có các dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay tại các chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định bệnh lý rõ ràng tránh nhầm lẫn, từ đó điều trị đúng hướng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.