Rất nhiều mẹ có môi lớn bị sưng khi mang thai và lo ngại điều này ảnh hưởng tới em bé. Bài viết này sẽ giải đáp cho các mẹ một vài thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Môi lớn bị sưng khi mang thai có làm sao không?
Bạn đang đọc: Môi lớn bị sưng khi mang thai có làm sao không?
Đã bao giờ bạn tự hỏi môi lớn “điển hình” trông như thế nào và đem so sánh với “cô bé” của bạn chưa? Có lẽ bạn đã từng soi gương và kiểm tra thử. Đối với phụ nữ mang thai, thắc mắc chung lại là thai kỳ và sinh nở có thể ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của cô bé như thế nào. Bạn không đơn độc nếu tự đặt ra những câu hỏi trên bởi cuộc sống muôn màu, mỗi phụ nữ lại có một “cô bé” khác nhau.
Mỗi phụ nữ có “cô bé” mang nét riêng biệt.
Phụ nữ có muôn hình, vạn trạng, do đó, môi lớn của họ cũng vậy. Kích thước môi lớn (và cả môi bé) được xác định bởi yếu tố di truyền, không phải do nồng độ hormone hay hoạt động tình dục của bạn.
1. Môi lớn bị sưng khi mang thai
Sẽ có trường hợp môi lớn sưng do sinh lý và sưng do bệnh lý.
1.1. Sưng môi lớn sinh lý
Như bạn biết, trong quá trình mang thai, hormone đóng vai trò trong tất cả những thay đổi kỳ lạ của cơ thể, từ nghẹt mũi đến sưng phù chân. Nhiều triệu chứng mang thai là do sự gia tăng của các nội tiết tố estrogen và progesterone trong thai kỳ. Chúng làm tăng lượng máu đi khắp cơ thể để hỗ trợ cho em bé. Kết quả, môi lớn và môi bé của bạn sẽ sưng lên, tăng nhẹ về kích thước trong suốt thai kỳ. Màu sắc của cả 2 bên môi cũng tạm thời tối hơn do sự gia tăng lưu lượng máu. Đôi khi, môi lớn có thể co lại, làm môi bé trông to hơn hoặc bị lộ ra ngoài.
Muốn biết cô bé bị sưng do sinh lý hay bệnh lý, cần được bác sĩ thăm khám.
1.2. Sưng môi lớn bệnh lý
Trường hợp thứ hai là môi lớn sưng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của các bệnh:
Viêm âm đạo (đi kèm triệu chứng âm đạo ngứa, nóng rát, ra nhiều khí hư dạng bã đậu, tiểu nhiều, đau khi quan hệ, môi âm đạo sưng tấy, niêm mạc âm đạo sưng đỏ, có thể lở loét). Bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm loét cổ tử cung dẫn đến vô sinh, và còn nhiều bệnh về đường sinh dục khó điều trị hơn nữa.
Viêm âm hộ (đi kèm các biểu hiện môi âm đạo sưng, xung huyết, đau ngứa âm hộ, tiểu đau, quan hệ đau. Bệnh nặng thì môi lớn, môi nhỏ còn xuất hiện mụn nước thành mảng, lở loét). Bệnh này không điều trị kịp thời có thể lây lan sang âm đạo, cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây ung thư đường sinh dục. Bà bầu nổi mẩn ngứa
Viêm tuyến Bartholine: biểu hiện ban đầu là đau ở vùng âm hộ. Nếu không chữa trị sớm thì bệnh nhân sẽ mất hứng thú khi quan hệ, viêm nhiễm lây sang âm hộ, âm đạo, nặng thì gây áp xe, ung thư tuyến Bartholine.
Thông tin bài đọc:Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Tìm hiểu thêm: Có nên tầm soát ung thư và bắt đầu từ độ tuổi nào?
Sưng đau môi lớn khi mang thai không thể xem thường.
Nếu tình trạng sưng môi lớn khi mang thai là bệnh lý thì nó ảnh hưởng nặng nề đến cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ cần chủ động thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng hướng.
2. Môi lớn thay đổi khi sinh con
Nếu bạn lo lắng việc mang thai và sinh con sẽ ảnh hưởng ra sao tới kích thước và hình dạng của âm đạo, âm hộ thì bạn không đơn độc, rất nhiều phụ nữ lo điều này. Trên thực tế, các mô ở vùng dưới rất đàn hồi và sẽ còn nguyên vẹn. Quá trình chuyển dạ và sinh con không kéo căng môi lớn. Môi nhỏ thì có thể bị kéo căng hoặc rách. Cũng giống như vết rách âm đạo, những vết rách trên môi bé sẽ lành lại sau 7-10 ngày nhưng có thể còn đau trong vài tuần.
Môi âm hộ có trở lại như trước khi mang thai? Tin tốt là hầu hết những thay đổi xảy ra với môi lớn của bạn trong và sau khi mang thai chỉ là tạm thời. Sau khi bạn sinh em bé, màu sắc ban đầu sẽ quay trở lại. Kích thước của môi bé cũng sẽ thu lại như lúc ban đầu do lưu lượng máu giảm đi. Với một số phụ nữ, môi âm hộ còn co lai hơn so với ban đầu. Những thay đổi vĩnh viễn đối với môi âm hộ (nếu có) thường rất nhỏ và cả bạn lẫn chồng sẽ không chú ý nếu nó xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Ung thư hạch bạch huyết: có thể chữa khỏi hoàn toàn
Môi lớn sẽ trở lại bình thường sau sinh, nếu có thay đổi thì thường rất nhỏ.
Chị em phụ nữ cũng nên áp dụng những biện pháp phòng tránh dưới đây để hạn chế hiện tượng sưng môi lớn trong quá trình mang thai:
Vệ sinh vùng kín thường xuyên và sạch sẽ, sử dụng quần lót thoáng mát.
Tránh xa các sản phẩm gây kích ứng da.
Nếu vùng kín bị sưng ngứa thì tránh gãi để không làm tình trạng thêm nghiêm trọng.
Uống nhiều nước để làm giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Nếu có các dấu hiệu sưng môi lớn bệnh lý hoặc có bất thường nào về vùng kín, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp nếu cần thiết. Với uy tín trong lĩnh vực sản phụ khoa, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để khám, chữa bệnh. Nếu các mẹ có bất cứ vấn đề gì hãy đến trực tiếp bệnh viện tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc liên hệ đường dây nóng 1900 55 88 92.
Tin liên quan
- Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là bị làm sao
- Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú và những lưu ý
- Mang thai có được uống trà sữa
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.