Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Mòn cổ chân răng là căn bệnh phổ biến trong những năm gần đây. Trước mắt, căn bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, nó còn gây cản trở cho một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để biết được nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Thế nào là mòn cổ chân răng?

Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Phần chân răng bị mòn gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi

Mòn cổ chân răng (tiêu chân răng hình chêm) là tình trạng tổn thương xảy ra ở cổ răng. Cụ thể, răng của chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong khoang miệng chỉ là một nửa của chiếc răng. Phần còn lại của răng vẫn nằm sâu phía dưới nướu và được cố định vào xương hàm. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 phần răng này là phần tiếp xúc của răng có một lớp men bao phủ chắc chắn. Ngược lại, chân răng được phủ bởi một mô liên kết và luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sâu, mòn nếu nướu tụt.

Khi lớp mô liên kết ấy bị mòn đi, những tình trạng tiếp xúc nóng, lạnh đột ngột sẽ chạm tới ngà răng và cả tủy răng. Điều này sẽ dẫn tới những cảm giác khó chịu với mức độ ngày càng tăng cao. Và khi răng bị mất lớp men ở cổ răng chính là căn bệnh mòn cổ chân răng. Căn bệnh này gây ra rất nhiều cản trở, bất tiện trọng các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là quá trình ăn uống.

2. Biểu hiện 

Đối với tiêu chân răng hình chêm, ban đầu sẽ chưa có những biểu hiện cụ thể. Đơn giản đó chỉ là một rãnh nhỏ ở phần cổ răng sát với lợi. Khi này, những cảm giác khó chịu, đau buốt cũng chưa xuất hiện. Tuy nhiên, lâu dần phần lợi bị tụt thấp, phần chân răng lộ ra và có dấu hiệu bị mòn. ĐIều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng người bệnh.

Sau đây là một vài biểu hiện của bệnh tiêu chân răng hình chêm:

– Răng bị nhạy cảm: Khi ăn những thức ăn quá nóng hoặc lạnh, người bị bệnh sẽ có cảm giác đau buốt rất khó chịu. Thậm chí tình trạng này còn diễn ra tương tự khi đánh răng hay súc miệng.

– Răng đổi màu: Tiêu chân răng hình chêm là khi lớp men răng bị mỏng đi. Điều này khiến màu răng dễ thay đổi. 

– Nướu sưng, đau nhức dai dẳng: Khi chân răng bị mòn ngày càng nặng sẽ dần chạm đến tủy. Tình trạng này gây đau đớn, khó chịu và cản trở nhiều trong quá trình ăn uống. Và lâu dần, khi tủy răng chết sẽ dẫn tới bị viêm ở cuống răng làm sưng và mưng mủ.

– Răng nhìn dài hơn mọi khi: Khi chân răng lộ ra, không được che phủ bởi nướu nữa sẽ làm những chiếc răng trông dài hơn. Khi ấy, những khe thưa ở chân răng cũng bắt đầu xuất hiện.

3. Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chân răng hình chêm. Đa phần những nguyên nhân này bắt nguồn từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh:

– Răng sâu: Khi bị sâu, răng sẽ yếu hơn và mất lớp bảo vệ, Khi không được bảo vệ bởi men răng lâu ngày, chân răng sẽ yếu dẫn tới tiêu chân răng hình chêm.

– Đánh răng sai phương pháp: Chải răng quá mạnh, chải răng không đều, chải răng quá nhiều,… đều là những cách đánh răng không đúng. Khi những lỗi sai này bị lặp lại nhiều lần sẽ khiến răng bị mòn dần. 

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Sử dụng nhiều nước có ga, thức uống có cồn, đồ ăn chứa nhiều axit, chất đường bột,… sẽ khiến quá trình mòn răng diễn ra nhanh hơn.

– Thói quen xấu gây hại cho răng miệng: nghiến răng, cắn móng tay,…

– Răng lệch lạc, không thẳng hàng: Khi mắc bệnh, những chiếc răng yếu sẽ gãy đi khiến những răng còn lại mất điểm tựa. Từ đó, răng trở nên lệch lạc và dần mắc bệnh tương tự răng đã gãy.

– Mắc bệnh về răng nướu: Nướu tụt là hậu quả của cao răng bám quá nhiều. Điều này sẽ khiến chân răng bị trống và dần dần sẽ bị bào mòn khiến răng lung lay và mất răng.

– Một vài nguyên nhân khác: thiếu canxi, khớp cắn lệch, biến chứng sau phẫu thuật,…

4. Phương pháp điều trị

4.1 Điều trị mòn cổ chân răng mức độ nhẹ

Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư dạ dày có lây không?

Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh ở mức độ nhẹ có thể được xử lý bằng phương pháp hàn trám

Khi ở mức độ nhẹ, căn bệnh này chưa ảnh hưởng tới tủy bên trong. Phương pháp hàn trám răng sẽ được ưu tiên sử dụng. Sau khi hàn trám, phần cổ răng bị khuyết sẽ được khôi phục với hiệu quả cao, chi phí rẻ, thực hiện nhanh chóng.

4.2 Điều trị mòn cổ chân răng mức độ nặng

Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Sâu răng từ đâu ra?

Thực hiện bọc sứ răng sau khi điều trị để duy trì và đảm bảo tính thẩm mỹ

Khi bệnh đã trở nặng, phần tủy sẽ bị tổn thương. Lúc này. người bệnh cần được chữa trị tủy răng và tiến hành phục hình bằng phương pháp bọc sứ. Việc bọc sứ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe răng miệng và bảo toàn chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của răng.

5. Cách phòng tránh

Đừng để đến khi mắc bệnh, chúng ta mới tìm hiểu và tiến hành điều trị. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh luôn là phương châm hàng đầu. Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng để phòng tránh tiêu chân răng hình chêm:

– Đánh răng đúng phương pháp: Khi đánh răng, chúng ta hãy chú ý sử dụng lực vừa phải.Thao tác đánh răng nên được thực hiện theo chiều từ trên xuống và xoay tròn bàn chải với góc nghiêng tầm 45 độ. Thực hiện đánh răng đều đặn từ 2-3 lần / ngày.

– Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp: Hãy ưu tiên sử dụng những bàn chải với đầu lông mềm. Như vậy, trong quá trình đánh răng ta sẽ hạn chế được những tổn thương cho nướu, không bị chảy máu nướu. Đối với kem đánh răng, những loại kem có chứa thành phần fluor luôn được khuyên dùng. Thành phần này sẽ tăng cường độ bền, giúp răng chắc khỏe.

– Điều chỉnh thực đơn ăn uống sao cho khoa học và phù hợp. Hạn chế tối đa sử dụng những đồ quá nóng hay quá lạnh. Điều này sẽ khiến kích thích, không tốt cho men răng.

Ngoài những lưu ý đơn giản có thể thực hiện tại nhà như trên, mọi người cũng nên tự bảo vệ sức khỏe răng miệng bản thân bằng cách kiểm tra định kỳ tại nha khoa 2 lần mỗi năm. Chỉ với 2 lần mỗi năm, răng miệng chúng ta sẽ luôn được đảm bảo trong trạng thái an toàn. Bên cạnh đó, việc gặp nha sĩ sẽ cho ta thêm nhiều lời khuyên, những sự điều chỉnh phù hợp về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *