Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến ở nước ta, có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này như uống ít nước, chế độ ăn không hợp lý… Đặc biệt có một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Để biết những bệnh lý này là gì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu

Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc sỏi đường tiết niệu

Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu

Tiểu đường, gout… là những bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu (ảnh minh họa)

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hợp lý (insulin là một hooc môn quan trọng trong việc điều hòa đường máu). Nồng độ đường máu cao có thể gây ra vấn đề ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể, trong đó có thận.

Ngoài ra, tỷ lệ đường trong máu cao có thể làm tăng lượng canxi, oxalat, acid uric trong cơ thể, sự tăng lên của những chất này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Hơn nữa, nếu bạn bị tiểu đường loại 2, nước tiểu của bạn có tính axit cao, tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi trong đường tiết niệu.

Bệnh Gout

Gout là bệnh lý làm tăng lượng axit uric trong máu và nước tiểu, vì vậy mắc bệnh lý này sẽ tạo thuận lợi để axit uric lắng đọng, tích tụ lại trong hệ tiết niệu và gây nên sỏi.

Do các tổn thương hệ tiết niệu

Các tổn thương hệ tiết niệu như phình to bể thận bẩm sinh, chít hẹp khúc nối bể thận, niệu quản, dị dạng thận và mạch máu thận, túi thừa niệu quản, và túi thừa bàng quang… khiến cho các chất cặn thải trong nước tiểu bị đọng lại lâu ngày tạo ra sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Tìm hiểu thêm: Cần biết: Cách phòng tránh và điều trị polyp đại trực tràng

Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu

Một số bất thường ở hệ tiết niệu như: hẹp khúc nối bể thận, niệu quản, dị dạng mạch máu thận,… khiến cho các chất cặn thải trong nước tiểu bị đọng lại lâu ngày tạo thành sỏi (ảnh minh họa)

Do một số bệnh lý di truyền và rối loạn chức năng cơ quan khác

Một số bệnh lý di truyền có thể gây nên sỏi đường tiết niệu như: Cystin niệu, tăng oxalat niệu nguyên phát, toan hóa ống thận, xơ nang…

Hoặc những bệnh nhân liệt 2 chi dưới, nằm lâu, khó vận động cũng dễ bị sỏi thận hơn, do ít vận động khiến nước tiểu khó có thể bài tiết hết các chất cặn thải ra ngoài cơ thể.

Phải làm sao để phòng ngừa sỏi tiết niệu

Để hạn chế nguy cơ sỏi đường tiết niệu khi mắc những bệnh lý trên thì cần lưu ý những điều sau:

– Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các bệnh lý và không tạo điều kiện để sỏi thận, sỏi tiết niệu hình thành và phát triển.

– Điều trị kịp thời và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi mắc các bệnh lý trên để có hiệu quả điều trị cao và tránh nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu.

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học: ăn kiêng theo đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, và để hạn chế nguy cơ mắc sỏi đường tiết niệu thì cần uống đủ nước (2-2,5 lít nước/ngày), thời tiết nắng nóng, cơ thể mất nhiều nước thì có thể uống nhiều hơn; hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối, đạm, oxalat, chất béo…; Cân nhắc khi bổ sung canxi, hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung thực phẩm này để tránh nguy cơ tạo sỏi đường tiết niệu.

–  Tăng cường vận động thể thao hàng ngày bằng các hoạt động thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, bóng bàn, đạp xe… để giúp bài tiết nước tiểu tốt, dễ dàng “đào thải” các chất “cặn bã” có trong nước tiểu.

Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu

>>>>>Xem thêm: Viêm đường tiết niệu và cách điều trị hiệu quả

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để có biện pháp phòng ngừa sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả

Nếu còn thắc mắc về bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *