Có một số cách nhận biết chửa ngoài dạ con chị em phụ nữ cần nắm được đó là: nội soi, siêu âm và xét nghiệm nồng độ HCG. Từ đó, chúng ta cũng sẽ biết cách xử lý và điều trị tình trạng này kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và tính mạng của phụ nữ.
Bạn đang đọc: Một số cách nhận biết chửa ngoài dạ con phổ biến
1. Chửa ngoài dạ con và các dấu hiệu để nhận biết
1.1. Định nghĩa hiện tượng chửa ngoài dạ con ở chị em phụ nữ
Chửa ngoài dạ con là 1 hiện tượng bệnh lý gặp khá nhiều ở phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng ẩn chứa nhiều biến chứng đáng lo ngại. Bào thai lúc này thay vì thụ tinh và làm tổ trong buồng tử cung phụ nữ như bình thường thì bào thai lại làm tổ ở vị trí bên ngoài tử cung, thường gặp là nằm ở vị trí ống dẫn trứng. Tình trạng này bắt buộc sẽ phải can thiệp điều trị, xử lý để tránh bị vỡ và đe dọa tới sức khỏe sinh sản, tình mạng của chị em phụ nữ.
Chửa ngoài dạ con là 1 hiện tượng bệnh lý ẩn chứa nhiều biến chứng đáng lo ngại.
1.2. Phụ nữ sẽ gặp phải những dấu hiệu gì nếu bị chửa ngoài dạ con
Một số dấu hiệu của việc bị chửa ngoài dạ con có biểu hiện khá tương tự với chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên cần phân biệt rõ bởi các biểu hiện này sẽ khác lạ, bất thường hơn so với kinh nguyệt bình thường. Điểm danh 1 số dấu hiệu như sau:
– Xuất huyết khu vực âm đạo kéo dài nhiều ngày, máu có thể chảy ra nhiều 1 cách ồ ạt, kèm theo đó là việc máu có màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu và có hiện tượng xuất hiện cục đông, vón cục, có độ loãng, nhớt hơn bình thường.
– Đi kèm với việc xuất huyết âm đạo là việc phụ nữ sẽ cảm thấy vùng bụng dưới đau nhức không thôi, đau từng cơn hoặc đau kéo dài nhiều ngày, làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ.
– Một số người còn có những biểu hiện khác như: sốt cao đột ngột, khó thở, buồn nôn, ói liên tục, choáng váng đầu óc,…
Một số trường hợp những biểu hiện này chưa rõ ràng do kích thước bào thai còn nhỏ, hoặc chủ quan khi nhầm lẫn với hiện tượng kinh nguyệt khác. Do đó, hiện tượng chửa ngoài dạ con chỉ thực sự được phát hiện chính xác nhất qua việc đi bệnh viện thăm khám với bác sĩ sản khoa có chuyên môn.
1.3. Những nguy cơ nào làm gia tăng tình trạng chửa ngoài tử cung
Cho đến nay, có rất nhiều các nghiên cứu về nguyên nhân gây nên tình trạng chửa ngoài tử cung. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý này đó là:
– Sản phụ đã có lịch sử bị chửa ngoài tử cung ở lần mang thai trước đó. Nguy cơ này sẽ cao hơn hẳn so với thai phụ bình thường.
– Đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật liên quan đến buồng trứng, tử cung như: phẫu thuật ống dẫn trứng, mổ vùng chậu,…
– Phụ nữ có lịch sử nạo hút, phá thai nhiều lần trước đó, gây tổn thương tử cung.
– Người bị lây nhiễm một số bệnh phụ khoa, viêm nhiễm.
– Phụ nữ mang thai khi đã cao tuổi (ngoài 35 trở lên) cũng có nguy cơ cao dễ bị chửa ngoài tử cung.
– Một số nguyên nhân bên ngoài khác như: yếu tố môi trường, nguồn nước, tiếp xúc với các chất độc hại, hút thuốc lá liên tục, có thời gian dài sử dụng các dụng cụ tránh thai,…
2. Phải làm sao để phát hiện ra tình trạng mang thai ngoài tử cung
2.1. Cách nhận biết chửa ngoài dạ con – Phương pháp nội soi vùng bụng
Nội soi vùng bụng là biện pháp phổ biến áp dụng khi cần kiểm tra các bất thường ở khu vực bụng, tử cung phụ nữ. Phương pháp này sẽ đem lại kết quả bằng cách đưa ra các hình ảnh rõ nét. Nếu trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cần chỉ định làm thêm các xét nghiệm để chắc chắn thêm về kết quả.
2.2. Cách nhận biết chửa ngoài dạ con – Phương pháp siêu âm thai bên ngoài tử cung
Tìm hiểu thêm: Thực đơn sau đẻ mổ cho các mẹ giúp lợi sữa, nhanh phục hồi
Siêu âm cũng có thể nhanh chóng phát hiện ra mẹ có bị mang thai ngoài tử cung hay không.
Siêu âm thai cũng là 1 phương pháp truyền thống trong việc quan sát sự phát triển và tốc độ hình thành của thai nhi. Việc siêu âm cũng có thể nhanh chóng phát hiện ra mẹ có bị mang thai ngoài tử cung hay không. Theo đó, kết quả siêu âm lúc này sẽ giúp bác sĩ có sự chẩn đoán chính xác lên tới 80% nếu sản phụ gặp tình trạng này. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định sản phụ làm thêm việc siêu âm đầu dò, siêu âm phần ổ bụng. Các biện pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng âm đạo, khu vực cổ tử cung, buồng trứng, kích thước của bào thai (nếu có) để khẳng định chắc chắn rằng mẹ có thai ngoài tử cung hay không.
2.3. Có thể chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng cách xét nghiệm nồng độ HCG
Xét nghiệm nồng độ HCG là 1 loại xét nghiệm phổ biến để giúp xác định việc liệu người phụ nữ có đang mang thai hay không. Thông qua xét nghiệm này, các bác sĩ còn có thể kiểm tra tốc độ phát triển của thai nhi có bình thường hay không.
Theo đó, nếu trong trường hợp nồng độ HCG có độ tăng trưởng rất ít hoặc đạt mức có thai >1500UI/ml nhưng khi quan sát qua màn hình siêu âm thì lại không tìm thấy phôi thai ở bên trong tử cung, thì lúc này có thể chẩn đoán phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung.
Tuy nhiên có những trường hợp thai chưa di chuyển vào tử cung hoặc di chuyển chậm hơn so với thời gian bình thường. Vậy nên, điều quan trọng nhất là nên lựa chọn các cơ sở y tế và bác sĩ giỏi để an tâm hoàn toàn khi chẩn đoán bệnh lý.
3. Khi phát hiện chửa ngoài tử cung thì cần phải can thiệp, xử lý ra sao?
Khi đã chắc chắn mình bị mang thai ngoài tử cung thì phụ nữ cần xác định rất rõ tư tưởng về phương pháp điều trị tiếp theo. Không nên vì đau buồn mà chần chừ trong việc can thiệp, điều trị tình trạng này. Bởi càng để lâu, bào thai sẽ càng phát triển to ra, khả năng bị vỡ cũng cao hơn và có thể đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản và tính mạng của sản phụ.
>>>>>Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung có thể duy trì được không?
Tùy thuộc vào vị trí thai làm tổ, kích thước phôi thai và chẩn đoán của bác sĩ, mà sẽ có 2 cách để can thiệp xử lý tình trạng chửa ngoài tử cung
Tùy thuộc vào vị trí thai làm tổ, kích thước phôi thai và chẩn đoán của bác sĩ, mà sẽ có 2 cách để can thiệp xử lý tình trạng này như sau:
3.1. Sử dụng thuốc điều trị
Loại thuốc thường hay sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung trong trường hợp này đó là thuốc methotrexate. Thuốc này có khả năng làm ngưng sự phát triển lớn lên của bào thai, bào thai sẽ dần dần tiêu biến. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc cần phải có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3.2. Biện pháp phẫu thuật
Có 2 biện pháp phẫu thuật được dùng chủ yếu để xử lý tình trạng chửa ngoài tử cung đó là: phẫu thuật mổ nội soi và phẫu thuật mổ phanh.
Phẫu thuật mổ nội soi sẽ thường được áp dụng trong trường hợp bào thai chưa có dấu hiệu vỡ. Lúc này, các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để phẫu thuật lấy thai
Phẫu thuật mổ mở (mổ phanh) áp dụng trong trường hợp thai ngoài tử cung đã bị vỡ và có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ cần mổ cấp cứu để lập tức lấy bào thai ra ngoài và xử lý diwts điểm các biến chứng nếu có.
Trên đây là những thông tin quan trọng về các cách chẩn đoán mang thai ngoài tử cung. Nếu chị em phụ nữ có câu hỏi cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.