Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường thở, hậu quả của quá trình tương tác giữa cơ địa dị ứng với các yếu tố gây bệnh hen suyễn từ ngoài môi trường. Đây là căn bệnh khá phổ biến và quen thuộc với nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn bạn có thể tham khảo.

Bạn đang đọc: Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường thở, hậu quả của quá trình tương tác giữa cơ địa dị ứng với các yếu tố gây bệnh hen suyễn từ ngoài môi trường.

1. Bệnh hen có di truyền không?

Bệnh hen có di truyền ở một vài cá nhân gia đình có tiền sử mắc bệnh hen, chàm, viêm mũi dị ứng…

2. Thức ăn gây dị ứng có gây ra hen ?

Có. Tuy nhiên tương đối ít gặp. Đặc biệt người hen suyễn thường dị ứng với trứng (lòng trắng) hạt dẻ, đậu phọng….

3. Bạn có thể làm gì để cải thiện hen của bạn ?

Tránh các yếu tố gây khởi phát hen là điều vô cùng quan trọng. Cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, kiểm soát môi trường xung quanh nhà bạn và đặc biệt cần tránh thuốc lá.

4. Hen có phải do nhiều khuẩn không?

Tìm hiểu thêm: Nhận biết cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Nhiễm siêu vi thường gây ra cơn hen hay đợt kịch phá

Nhiễm siêu vi thường gây ra cơn hen hay đợt kịch phát. Không phải lúc nào bạn cũng tránh và phòng được nhiễm siêu vi.

5. Bơi lội có lợi cho người hen ?

– Bơi lội là một hình thức tập luyện tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh hen suyễn.

6. Có thể phải ngừng tập luyện vì lên cơn hen?

Có một số người lên cơn khó thở khi tập luyện. Tuy nhiên hen do hoạt động thể lực có thể dự phòng hoặc giảm thiểu: nên dùng sallre tamol hoặc cromoglyrat Na vài phút trước khi vận động.

7. Bạn sẽ làm gì khi lên cơn hen?

Đây là nỗi lo của người hen: Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, những loại thuốc phù hợp hay những vận động tốt cho người bệnh hen. Bạn sẽ biết triệu chứng nào xảy ra thì dùng thuốc gì, bạn sẽ biết khi nào cần đến sự giúp đỡ của y tế.

8. Thuốc trị hen có an toàn không?

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

>>>>>Xem thêm: Tràn dịch màng phổi nguy hiểm không?

Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để điều trị hen

– Thuốc trị hen do bác sĩ chuyên khoa chỉ định thường an toàn hơn nhiều lần nếu không điều trị hay điều trị bất cập.
– Một số thuốc dự phòng như corticosteroid nếu dùng liều cao và kéo dài có thể gây tác dụng phụ, nhưng nhìn chung, nguy cơ thấp và không bằng nếu điều trị không đủ liều. Khi cơn hen đã ổn định, bác sĩ sẽ giảm liều đến mức thấp nhất mà vẫn duy trì sự kiểm soát các triệu chứng và chức năng phổi bình thường.

9. Hen có phải là bệnh cả đời người?

Không, hen không phải là bệnh cả đời người:
– Có những đợt bệnh thoái triển hoàn toàn, người bệnh không có triệu chứng và cũng không phải dùng thuốc gì. Tần số thoái triển hoàn toàn – theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới – là 28-32%.
– Có nhiều liệu pháp hữu hiệu để điều trị hen mạn tính (liệu pháp kháng viêm liên tục, liệu pháp cắt cơn) cho phép trong đa số trường hợp một sự kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của người hen. Người hen có thể có một giấc ngủ ngon không phải thức giấc về đêm. Người hen có thể có cuộc sống bình thường ngay cả khi vận động và duy trì chức năng thông khí bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *