Ung thư đại trực tràng được đánh giá là một trong nhóm 5 loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta. Ở nam giới, ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến. Đối với nữ giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ sau ung thư vú. Do vậy mà các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng hiện nay đang phát huy hết khả năng để bảo vệ sức khỏe của mọi người.
Bạn đang đọc: Một số phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng hiện nay
1. Tầm soát ung thư đại trực tràng có ý nghĩa gì?
Theo thống kê từ các bệnh viện lớn, phần lớn người bệnh được chẩn đoán và phát hiện ra bệnh khi ung thư đã ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi ở thời điểm này rất thấp và tỷ lệ tử vong khá lớn. Ung thư đại tràng rất khó để phát hiện ở giai đoạn đầu, thường bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường khác khiến người bệnh có tâm lý chủ quan. Chỉ đến khi ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối, di căn khối u tới các bộ phận khác trong cơ thể, gây ra chèn ép, tạo cảm giác đau đớn cho người bệnh thì mới phát hiện ra bệnh.
Do vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng trước khi các tế bào ác tính di căn, làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác sẽ làm tăng cơ hội sống và điều trị bệnh thành công. Từ đó giúp người bệnh có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí chữa bệnh. Mang lại tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và có cách chăm sóc sức khỏe cải thiện chất lượng cuộc sống.
Từ đó mà các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng cũng đóng vai trò rất lớn để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường tại đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng rất khó để phát hiện bởi các dấu hiệu của căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn
2. Một số phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng thường khó nhận biết và phát hiện sớm ở những giai đoạn đầu. Để có kết quả chẩn đoán chính xác, cần kết hợp các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng. Sau đây là những phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay:
2.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp phát hiện sớm các dấu ấn ung thư, từ kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định để làm thêm các phương pháp chẩn đoán khác.
– Chỉ số CEA: Sự thay đổi của chỉ số CEA thông qua xét nghiệm máu có thể coi là chất chỉ điểm ung thư đại tràng. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm này không chính xác tuyệt đối vì số lượng bệnh ung ung thư có kết quả tăng CEA chỉ chiếm 60%.
– Xét nghiệm máu ẩn trong phân: Nếu trong phân có máu, đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý ung thư đại trực tràng hay polyp đại tràng, polyp trực tràng… Máu ẩn trong phân sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm sử dụng hóa chất. Khi máu ẩn được tìm thấy trong phân, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hàng kiểm tra bổ sung các nguồn gốc và lý do gây chảy máu.
2.2. Chẩn đoán hình ảnh
Với phương pháp chẩn đoán hình ảnh, có một số công nghệ thường được sử dụng như:
– Chụp CT vùng bụng và vùng chậu: Phương pháp này sử dụng tia X để nhanh chóng xác định nguồn đau hoặc bất thường trong đường tiêu hóa
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này có thể xác định mức độ bệnh, xem xét giai đoạn của khối u.
– Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này sẽ hỗ trợ chỉ ra các dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột…
Đây là những phương pháp chẩn đoán không xâm lấn và an toàn cho người bệnh. Với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ hiện đại, giúp các bác sĩ thu lại hình ảnh rõ nét từ bên trong cơ thể. Từ đó giúp xác định được chính xác vị trí, kích thước của khối u hoặc vùng bị tổn thương.
2.3. Nội soi đại trực tràng
Nội soi đại trực tràng là phương pháp đưa ống nội soi mềm với đường kính nhỏ từ hậu môn đi ngược lên đại tràng và manh tràng (vùng tiếp nối ruột non và ruột già) để quan sát toàn bộ đại trực tràng.
Với thiết kế ống nội soi có đường kính dài khoảng 1,3cm, thâm ống mềm, được làm bằng chất liệu đặc biệt có thể uốn theo được các đoạn khúc khuỷu trong ruột. Với thiết kế này, ống nội soi dễ dàng di chuyển trong lòng ruột, hạn chế gây tổn thương, đau và khó chịu cho người bệnh.
Qua hình ảnh thư được từ thiết bị nội soi, bác sĩ sẽ phát hiện được những tổn thương trong hệ tiêu hóa như vùng viêm loét, chảy máu, polyp hoặc khối u.
Nội soi đại trực tràng có giá trị trong tầm soát ung thư, chẩn đoán sớm ung thư trực tràng giúp bệnh nhân được điều trị sớm và kéo dài thời gian sống.
Tìm hiểu thêm: Khái quát chung về tình trạng ung thư gan ở Việt Nam
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm báo quá trình thăm khám co kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng
Nếu bạn thuộc một trong nhóm các yếu tố ung thư đại trực tràng, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư địa trực tràng sớm
– Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng lớn.
– Tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng: Trong gia đình có người mắc ung thư đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư nếu người bệnh có quan hệ gần với người nhà (cha, mẹ, anh chị ruột…).
– Thừa cân hoặc béo phì: Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn.
– Chế độ ăn uống: chế độ ăn sử dụng nhiều thịt đỏ (thịt bò, heo hoặc gan) và các loại thực phẩm chế biến sẵn (thịt hộp, xúc xích) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm ung thư đại tràng bằng cách nào?
Uống nhiều rượu bia là một trong yếu tố chủ quan gay nên ung thư đại trực tràng
Nếu như bạn còn đang phân vân trong việc lựa chọn một địa điểm tốt để thực hiện tầm soát tốt thì Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là cơ sở bạn không nên bỏ qua. Ngoài ra để đáp ứng được đúng như cầu của khách hàng, Thu Cúc TCI cũng triển khai các gói tầm soát sức khỏe. Tùy từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ tư vấn các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.