Với sự phát triển của nền y học, hiện nay đã có nhiều bệnh dịch đã có thể phòng ngừa được bởi vắc xin như: Covid-19, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu, não mô cầu, HPV,… Tuy nhiên, sau tiêm phòng, một số tác dụng phụ của vắc xin có thể xảy ra. Xem ngay bài viết này để biết cách xử trí đúng và kịp thời, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Một số tác dụng phụ của vắc xin có thể xảy ra sau tiêm
1. Thông tin về tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin là một phương pháp quan trọng và mang lại hiệu quả cao để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm vắc xin để phòng bệnh được khuyến nghị thực hiện cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh tới người già, người trưởng thành và cả phụ nữ mang thai.
Với sự phát triển của nền y học, hiện nay đã có nhiều bệnh dịch đã có thể phòng ngừa được bởi vắc xin như: Covid-19, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu, não mô cầu, HPV,…
Trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi thì các loại vắc xin đều đã được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn phòng bệnh cho người tiêm. Tuy nhiên, giống như mọi loại thuốc hay biện pháp y tế khác, việc tiêm vắc xin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Nhiều người chỉ vì lo lắng về tác dụng phụ sau tiêm vắc xin mà lựa chọn không tiêm ngừa. Đây là quan điểm sai lầm, nếu không chủng ngừa thì nguy cơ cao bạn sẽ phải đối mặt với các rủi ro lớn hơn về sức khỏe khi những căn bệnh nguy hiểm tấn công. Trong khi đó, tác dụng phụ của vắc xin có thể xảy ra hay không còn tùy thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng với vắc xin khác nhau của từng người. Nếu có tác dụng phụ xảy ra, đa số đều là các phản ứng nhẹ và tạm thời.
2. Những tác dụng phụ thường gặp của vắc xin sau tiêm
2.1. Tác dụng phụ của vắc xin phổ biến
– Sốt nhẹ trong khoảng 38-38.5 độ C, cảm giác ớn lạnh.
– Đối với trẻ em, có thể xuất hiện tình trạng quấy khóc và ăn uống kém hơn bình thường, nhưng thường chỉ là tạm thời.
– Tại vị trí tiêm, đối tượng tiêm phòng có thể trải qua cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau và hơi ngứa.
– Một số người sau khi tiêm vắc xin sởi hoặc thủy đậu có thể phát ban nhẹ. Đây là một phản ứng thông thường và không gây nguy hiểm.
Những phản ứng này ở người được tiêm chủng thường là tạm thời và tự giảm đi sau một thời gian ngắn.
2.2. Hướng xử trí khi xuất hiện các tác dụng phụ của vắc xin
– Các phản ứng thường gặp trên có thể hết sau 1-2 ngày, nên tiếp tục theo dõi sức khỏe người tiêm tại nhà khi xuất hiện các dấu hiệu thông thường trên.
– Cho trẻ mặc đồ thoải mái và thoáng mát.
– Cho người tiêm ăn uống đủ chất, đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
– Với trẻ nhỏ, cho ăn hoặc bú ít một và chia thành nhiều lần.
– Với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: Có thể cho uống thêm các loại nước hoa quả, cháo sữa. Tránh cho trẻ ăn hoặc bú ở tư thế nằm. Bế trẻ ở tư thế cao đầu trong và sau khi ăn hoặc uống. Theo dõi trẻ từ 15-30 phút sau khi ăn hoặc uống.
Tìm hiểu thêm: Một số tác dụng phụ của vacxin dại thường gặp là gì?
Thông thường, các tác dụng phụ của vắc xin có thể thuyên giảm sau vài ngày
– Nếu sốt cao hơn 38.5 độ C: Cởi bỏ bớt quần áo để giảm sốt. Chườm hoặc lau cổ, nách, bẹn bằng khăn nhúng nước ấm. Sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là paracetamol 10-15mg/ 1 kg cân nặng/ 1 lần uống. Sau 4-6 giờ uống 1 lần nếu vẫn còn sốt trên 38.5 độ C và uống không quá 3 lần/24 giờ. Sau uống lần thứ 3 không đỡ sốt cần liên lạc lại với Phòng tiêm chủng.
– Tuyệt đối không nên tự y áp dụng các biện pháp như bôi đắp dầu cao, chanh, khoai tây, lòng trắng trứng,… lên vết tiêm để giảm sưng và đau, tránh tự ý áp dụng mẹo dân gian không được khuyến khích.
3. Những biểu hiện nguy hiểm
Dưới đây là những biểu hiện nguy hiểm cần được lưu ý và “đối phó”:
– Sốt cao hơn 39 độ C, xuất hiện các biểu hiện co giật hoặc mệt lả, lừ đừ, mất ý thức, không có phản ứng khi được gọi.
– Khó thở, da tím tái, thở nhanh nông hay thở rít, rút lõm lồng ngực.
– Có hiện tượng phát ban, mẩn đỏ khắp người, nổi sẩn, ngứa, sưng môi, sưng mí mắt.
– Buồn nôn và nôn, tiêu chảy hoặc đau thắt bụng.
– Trẻ nhỏ bú kém cùng với sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban,… kéo dài trên 1 ngày.
Khi xuất hiện các biểu hiện trên, cần ngay lập tức đưa trẻ hoặc đối tượng tiêm chủng đến các cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời. Bởi đây là những biểu hiện nguy hiểm, cần được can thiệp y tế chứ không thể chờ các dấu hiệu tự khỏi. Điều này giúp đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho người tiêm vắc xin.
4. Hướng dẫn theo dõi sau chủng ngừa vắc xin
– Người được tiêm vắc xin cần được theo dõi sức khỏe tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Sau 30 phút, quay lại gặp nhân viên y tế sau tiêm chủng để kiểm tra nhiệt độ, huyết áp (đối với người già trên 65 tuổi), nghe tư vấn, dặn dò trước khi về.
– Về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe tối thiểu 48 tiếng. Với trẻ em và người già, đặc biệt cần theo dõi vào khoảng thời gian ban đêm.
– Nếu sau tiêm chủng phát hiện các biểu hiện bất thường, cần báo ngay cho nhân viên y tế hoặc liên hệ tới số hotline của phòng tiêm chủng hoặc đến gặp bác sĩ chuyên môn để được khám, điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều bạn cần biết
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin ngừa bệnh cho mọi khách hàng
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin ngừa bệnh cho mọi khách hàng. Tại TCI có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn và lĩnh vực vắc xin và dịch tễ.
Do đó, quý khách hàng không chỉ yên tâm được tiêm chủng an toàn, hiệu quả mà còn được tư vấn chi tiết về tác dục phụ có thể xảy ra sau tiêm cũng như hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà và cách xử trí khi phát hiện các bất thường sau tiêm vắc xin. Ngoài ra, mọi khách hàng tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI được giữ lại theo dõi sức khỏe trong vòng 30 phút sau tiêm và kiểm tra lại kỹ càng trước khi ra về.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn đọc về tác dụng phụ của vắc xin có thể xảy ra sau tiêm và các vấn đề liên quan đến vắc xin khác. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác hoặc muốn đăng ký tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.