Một số tác dụng phụ của vacxin dại thường gặp là gì?

Một số tác dụng phụ của vacxin dại có thể kể đến đó là: sưng, tấy đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi, buồn ngủ,…Sau khi tiêm chủng vacxin này, chúng ta cũng cần theo dõi sức khỏe sát sao, chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu trong trường hợp các phản ứng sau tiêm không thuyên giảm. Cùng đọc bài viết chi tiết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu thêm về vacxin dại nhé.

Bạn đang đọc: Một số tác dụng phụ của vacxin dại thường gặp là gì?

1. Những thông tin cần biết về vacxin phòng dại

1.1. Khái niệm bệnh lý dại ở người?

Bệnh dại là một trong số những bệnh lý nguy hiểm xảy ra đối với con người. Bệnh lý này gây ra bởi sự tấn công của virus dại có tên tiếng Anh là Rabies virus. Virus này có khả năng lây lan qua con đường vết cắn, vết liếm từ những con động vật mắc bệnh dại. Bệnh dại gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương não bộ, gây nên các triệu chứng bao gồm thể liệt và viêm não.

Một số tác dụng phụ của vacxin dại thường gặp là gì?

Bệnh dại là một trong số những bệnh lý nguy hiểm xảy ra đối với con người

– Đối với dạng thể viêm não: sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như sốt, đau đầu, chán ăn, co thắt phần hầu họng, khó khăn trong quá trình nhai nuốt,….Nếu không được phát hiện và điều trị sẽ có khả năng dẫn tới tử vong.

– Đối với các triệu chứng dạng thể liệt: người mắc bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng điển hình như: liệt tay, chân, rối loạn các phần cơ, gặp khó khăn khi đi tiểu tiện, đại tiện,…Trường hợp xấu nhất là bệnh nhân sẽ bị liệt phần cơ hô hấp, dẫn tới hiện tượng tử vong.

1.2. Vắc xin phòng bệnh lý dại và tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin dại

Cũng tương tự như các bệnh lý khác, vắc xin ra đời nhằm mục đích bảo vệ và phòng tránh khả năng mắc bệnh cho cơ thể con người. Đối với bệnh lý dại, hiện nay có một số dòng vắc xin được đưa vào tiêm chủng đó là: vắc xin Verorab (Pháp), vắc xin Abhayrab (Ấn Độ), vắc xin Indirab (Ấn Độ), vắc xin Rabipur (Ấn Độ), vắc xin Speeda (Trung Quốc).

Việc tiêm chủng đầy đủ vacxin dại giúp giảm thiểu đi số lượng người có thể tử vong do bệnh dại gây nên. Khi được tiêm chủng vắc xin dại, cơ thể con người lúc này sẽ được kích hoạt cơ chế miễn dịch. Bằng cách sản xuất ra các kháng thể giúp chống lại sự tấn công của virus, cơ thể sẽ dần dần đáp ứng miễn dịch và hoàn thiện hệ miễn dịch hoàn chỉnh.

1.3. Những đối tượng nào nên thực hiện tiêm chủng vắc xin dại?

Việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin dại trước khi xảy ra phơi nhiễm nên được thực hiện đối với những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc virus dại. Một số đối tượng có thể kể tới là:

– Người đang trong quá trình làm việc tại các hệ thống phòng thí nghiệm, chẩn đoán, sản xuất ra huyết thanh phòng dại. Đối với những đối tượng này, nên được duy trì hệ miễn dịch đối với bệnh dại. Do đó, nên thực hiện tiêm chủng vắc xin dại ở những liều nhắc lại, cũng như test các huyết thanh chẩn đoán định kỳ mỗi 6 tháng.

– Đối tượng là bác sĩ thú y, những người làm nghề trông giữ, chăm sóc các động vật.

– Đối tượng là thợ săn hoặc nhân viên kiểm lâm.

– Người đang làm việc tại những cơ sở lò mổ, thường xuyên có sự tiếp xúc đối với các loại súc vật.

– Người làm nghề nghiên cứu về những hang động.

– Người làm nghề liên quan tới du lịch và thường xuyên đi du lịch, di chuyển đến những vùng nơi có dịch bệnh dại xảy ra ở súc vật.

2. Vắc xin phòng bệnh dại và những tác dụng phụ đặc trưng

Đối với bất cứ một loại vắc xin phòng bệnh nào, tùy vào cơ địa của từng người mà sau khi tiêm chủng có thể sẽ xảy ra các tác dụng phụ hoặc không. Đối với vắc xin phòng bệnh dại, người được tiêm chủng sau khi tiêm có khả năng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ có thể kể tới như sau:

Tìm hiểu thêm: Tiêm HPV ung thư cổ tử cung, mũi tiêm quan trọng chị em chớ bỏ qua

Một số tác dụng phụ của vacxin dại thường gặp là gì?

Người đi tiêm chủng sau khi trải qua quá trình tiêm chủng, cần theo dõi sức khỏe sát sao

– Một số phản ứng tại khu vực, vị trí tiêm chủng như: sưng đỏ, đau, tấy ở vị trí tiêm và vùng da xung quanh vị trí tiêm. Thông thường, các phản ứng này sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 vài ngày kể từ thời điểm tiêm chủng.

– Một số loại phản ứng, tác dụng phụ xảy ra ở toàn thân như: mệt mỏi, chóng mặt, run, sốt, đau nhức cơ khớp,…

– Trường hợp người được tiêm chủng bị sốc phản vệ sau tiêm có thể sẽ xảy ra nhưng rất hiếm gặp.

Người đi tiêm chủng sau khi trải qua quá trình tiêm chủng, cần theo dõi sức khỏe sát sao. Trong trường hợp các phản ứng kể trên không thuyên giảm đi mà còn có dấu hiệu trở nên nặng nề hơn, nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để kịp thời được điều trị, xử lý.

3. Sau khi tiêm phòng vắc xin dại cần kiêng những điều gì?

Một số tác dụng phụ của vacxin dại thường gặp là gì?

>>>>>Xem thêm: 5 Điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng viêm gan AB

Cần lựa chọn các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm

Sau khi thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng dại, người tiêm chủng cần lưu ý tránh làm một số điều sau, để giúp cho vắc xin phát huy tác dụng bảo vệ tối ưu:

– Không nên sử dụng các loại thuốc có khả năng làm suy yếu, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể như: corticoid, thuốc chữa bệnh ung thư, các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh sốt rét,…Nếu sử dụng các loại thuốc này sẽ khiến cơ thể không thể sản xuất ra đủ liều lượng kháng thể cần thiết sau khi tiêm phòng vacxin dại.

– Đối với những trường hợp đang trong quá trình điều trị các bệnh lý ác tính, thì nên lựa chọn phương pháp tiêm vắc xin qua đường bắp. Người tiêm chủng sau đó cũng cần được theo dõi về lượng kháng thể trong máu.

– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, cũng như nghỉ ngơi điều độ sau khi tiêm chủng vắc xin phòng dại.

– Nên tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có ga, cồn như: rượu, bia,…để tránh làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh kháng thể của cơ thể.

– Nên tuân thủ phác đồ tiêm chủng theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Nên hoãn tiêm chủng vắc xin phòng dại khi sức khỏe không đáp ứng, hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin.

– Cần lựa chọn các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để có sự tư vấn tiêm chủng chi tiết và hiệu quả nhất.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh dại và vắc xin phòng bệnh dại. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch khám sàng lọc trước tiêm cùng bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *