Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Theo thống kê có khoảng 2 – 10% phụ nữ mang thai mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy người mẹ cần có một số hiểu biết nhất định về căn bệnh này để chủ động phòng ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời. Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ.

Bạn đang đọc: Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là loại bệnh tiểu đường chỉ phát triển trong thời gian mang thai. Bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu (đường huyết) tăng quá cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Nguyên nhân nào dẫn tới tiểu đường thai kỳ?

Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là loại bệnh tiểu đường chỉ phát triển trong thời gian mang thai.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin trong suốt thai kỳ. Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất. Insulin có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất ra nhiều hormone hơn và trải qua những thay đổi khác, chẳng hạn như tăng cân. Những thay đổi này khiến các tế bào của cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả, một tình trạng gọi là kháng insulin. Kháng insulin làm tăng nhu cầu của cơ thể đối với insulin. Do đó nếu tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, phụ nữ mang thai nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Đối tượng nào dễ bị tiểu đường thai kỳ?

Người mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu:

  • Thừa cân, béo phì
  • Trước đây đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Có cha mẹ, anh, chị, em bị bệnh tiểu đường loại 2
  • Có lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
  • Có một rối loạn nội tiết tố gọi là hội chứng buồng trứng đa nang.

Làm thế nào để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ?

Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Những người bị béo phì để tránh phát triển chứng tiểu đường thai kỳ, nên giảm cân và tăng cường các hoạt động thể chất trước khi mang thai.

Với những người có kế hoạch  mang thai nhưng đang bị thừa cân, để tránh phát triển chứng tiểu đường thai kỳ, nên giảm cân và tăng cường các hoạt động thể chất trước khi mang thai.
Nếu đang mang thai, phụ nữ không nên cố gắng giảm cân. Vì người mẹ cần tăng cân để giữ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. . Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều quá nhanh có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết nên tăng bao nhiêu cân và những hoạt động thể chất nào trong thời gian mang thai là phù hợp nhất với tình trạng của bản thân.

Khi nào thì người mẹ cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Phụ nữ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần 24 – 28. Với những người có nguy cơ cao, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm trong lần khám thai đầu tiên. Nếu mức đường huyết trên mức bình thường tại thời điểm đó, người mẹ có khả năng được chẩn đoán là bị tiểu đường cao hơn tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tìm hiểu thêm: Nữ giới cảnh giác nếu đau nhức vùng chậu

Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Nếu người mẹ có lượng đường huyết cao do tiểu đường thai kỳ không kiểm soát được, thai nhi cũng sẽ có đường huyết cao.

Nếu người mẹ có lượng đường huyết cao do tiểu đường thai kỳ không kiểm soát được, thai nhi cũng sẽ có đường huyết cao. Tuyến tụy của em bé sẽ cần phải sản xuất thêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu cao.Glucose dư thừa trong máu của bé sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ.
Tiểu đường thai kỳ không được hỗ trị điều trị hoặc không kiểm soát được sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến em bé:

  • Thai nhi quá to khiến quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn. Đây là một tình trạng có tên gọi là macrosomia (một thuật ngữ y học chỉ những đứa trẻ khổng lồ khi sinh ra có cân nặng vượt ngưỡng quy định).
  • Lượng đường trong máu thấp, còn được gọi là hạ đường huyết ngay sau khi sinh.
  • Có nguy cơ cao tử vong trước hoặc sau khi sinh.
  • Bé cũng có nguy cơ sinh ra với chứng vàng da. Vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Ngoài re em bé cũng có nguy cơ bị thừa cân và phát triển bệnh tiểu đường loại 2 khi lớn lên.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến người mẹ?

Tiểu đường thai kỳ có thể khiến người mẹ có nguy cơ cao:

  • Bị tăng huyết áp và có quá nhiều protein trong nước tiểu – một tình trạng gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật xảy ra trong nửa sau của thai kỳ, nếu bệnh không được điều trị sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và bé, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
  • Phải mổ để lấy thai vì em bé quá lớn.
  • Bị trầm cảm
  • Phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề khác kèm với bệnh này.

Tiểu đường thai kỳ được điều trị như thế nào?

Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Quá trình đẻ thường của mẹ bầu diễn ra như thế nào?

Ăn uống lành mạnh là một trong những biện pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Mục tiêu điều trị tiểu đường thai kỳ là giữ cho lượng đường huyết ở mức hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất và tiêm insulin nếu cần thiết.

Sau sinh, người mẹ làm thế nào để biết mình còn bị tiểu đường hay không?

Người mẹ cần đi khám thường xuyên để làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết từ 6 – 12 tuần sau khi sinh. Đối với hầu hết phụ nữ, đường huyết sẽ trở lại mức bình thường sau khi mang thai. Tuy nhiên trong 5 -10% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, đường huyết sẽ không trở lại bình thường. Những trường hợp này có nguy cơ cao bị tiểu đường tuýp 2 và cần kiểm soát tình trạng tiểu đường qua chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc nếu cần thiết.
Ngay cả khi đường huyết trở lại bình thường sau khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong cuộc sống sau này của những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ vẫn rất cao. Vì vậy những người này vẫn nên thực hiện các kiểm tra tầm soát tiền tiểu đường hoặc tiểu đường ít nhất 3 năm/lần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *