Mũi phế cầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia

Từ khi triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, nhiều gia đình có con nhỏ đã được tiêm chủng đầy đủ, đảm bảo phòng ngừa mắc các bệnh lây nhiễm nguy hiểm đến sức khỏe. Nhiều phụ huynh băn khoăn tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không? Nếu bạn cùng chung câu hỏi thắc mắc, đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Mũi phế cầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia

1. Biến chứng khi nhiễm bệnh do vi khuẩn phế cầu

Vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây nhiều bệnh nhiễm khuẩn phế cầu khác nhau, bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng huyết ở người nhiễm HIV. Trong đó:

– Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng tại phổi, phổ biến ở trẻ em và người già trên 65 tuổi, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Bệnh này gây tổn thương và viêm các túi khí ở một hoặc cả hai bên phổi, có thể tiến triển nhanh và gây biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Triệu chứng thường gồm sốt cao, rét run, đau ngực, khó thở và ho có đờm hoặc máu.

Mũi phế cầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia

Vi khẩn phế cầu gây ra nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ

– Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng ở tai, thường xảy ra khi nhiễm trùng tại đường hô hấp trên gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ. Triệu chứng bao gồm sốt cao, quấy khóc, chán ăn, dụi tai và tiêu chảy. Ở người lớn, bệnh cũng có thể gây đau vùng tai, sốt, vấn đề về thính giác, cáu gắt, mệt mỏi và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, có thể có dịch chảy từ tai ra ngoài.

– Viêm màng não do phế cầu gây ra khó phát hiện và để lại nhiều di chứng nặng nề. Triệu chứng thường bao gồm đau đầu, nôn ói, sốt cao và nhức đầu kéo dài. Người mắc bệnh có thể nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, mất cảm giác vị giác, rối loạn ý thức và lơ mơ bứt rứt. Nếu không phát hiện và điều trị đúng phác đồ, bệnh viêm màng não do phế cầu có thể gây di chứng thần kinh.

– Người nhiễm HIV và có hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có nhiễm trùng huyết do phế cầu gây ra. Vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu và gây sốt, rét run, đau đầu, lơ mơ và có thể gây tử vong.

Bệnh nhiễm khuẩn phế cầu thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe nếu không điều trị kịp thời.

2. Tầm quan trọng và cấp thiết của tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ nhỏ 

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc: tiêm chủng mở rộng có vắc xin phế cầu không, chúng ta cùng hiểu rõ về tầm quan trọng của vắc xin này đối với sức khỏe con người.

Vắc xin phế cầu là một phương pháp phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn và các biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra. Đối với trẻ em, được khuyến nghị tiêm vắc xin phế cầu từ 6 tuần – 5 tuổi. Việc tiêm vắc xin này giúp tạo ra sự miễn dịch bảo vệ cho trẻ, đặc biệt là những trẻ sơ sinh yếu đang có nguy cơ cao bị nhiễm phế cầu khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Thông tin cập nhật mới nhất về giá vắc xin phòng viêm gan AB

Mũi phế cầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia

Vắc xin phế cầu được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sau khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix, trẻ có thể trải qua một số phản ứng phụ như chán ăn, đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm, cảm giác cứng chỗ tiêm, sốt và các triệu chứng tương tự.

Đây là những phản ứng thông thường và không đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng bất thường như quấy khóc nhiều, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, tụ máu tại vị trí tiêm, chảy máu không ngừng, sốt cao trên 40 độ C, thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Tuy ít xảy ra, nhưng những trường hợp này cần được theo dõi và xử lý kịp thời.

3. Giải đáp: Tiêm chủng mở rộng có mũi vắc xin phế cầu không? 

Hiện nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia chỉ giới hạn 1 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 1 tuổi. Chương trình tiêm miễn phí nên nhiều phụ huynh rất mong chờ việc bổ sung, mở rộng thêm các loại vắc xin phòng bệnh khác để giúp các gia đình nâng cao khả năng phòng bệnh mà giảm 1 phần “gánh nặng” chi phí.

Vậy tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không? Câu trả lời tính đến thời điểm hiện tại là chưa có vắc xin phế cầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Vì thế bố mẹ có nhu cầu hãy đến các địa chỉ tiêm chủng dịch vụ để được tư vấn và tiêm trong độ tuổi khuyến cáo từ Bộ Y tế.

4. Tiêm chủng phế cầu dịch vụ ở đâu?

Như đã thông tin bên trên, bố mẹ có nhu cầu tiêm phế cầu dịch vụ cần đến các phòng tiêm chủng trên địa bàn sinh sống của mình. Nếu bạn đang ở Hà Nội và có nhu cầu muốn tiêm chủng vắc xin phế cầu cho con em có thể đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI thực hiện dịch vụ.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con em thực hiện tiêm chủng. Cơ sở phòng tiêm thoáng mát, được bố trí thông minh, tiện lợi cho hành trình tiêm chủng của bạn trở nên dễ dàng hơn. Trước khi tiêm, khách hàng sẽ được kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiêm chủng cùng bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này giúp cho bác sĩ nắm rõ được tình trạng sức khỏe, từ đó đưa ra những chỉ định tiêm chủng phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Mũi phế cầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia

>>>>>Xem thêm: Thời gian tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ đúng

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng chọn lựa

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang thực hiện tiêm chủng vắc xin phế cầu và nhiều loại vắc xin khác theo nhu cầu của khách hàng. Trong đó, vắc xin dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ luôn được cập nhật về liên tục, giúp phụ huynh an tâm cho con em đi tiêm theo đúng phác đồ đã được đưa ra mà không cần lo lắng việc hiếm, hết hàng vắc xin.

Ngoài ra, tại cơ sở còn có khu vui chơi cho trẻ nhỏ, giúp các bé giải trí, giảm bớt căng thằng trước – sau tiêm.

Trên đây, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề: tiêm chủng mở rộng có vắc xin phế cầu không? Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng cho bản thân / gia đình, có thể để lại thông tin của mình để Thu Cúc TCI hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *