Hen suyễn là bệnh lý hô hấp gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt trong cơn hen cấp, nếu không được cung cấp đủ oxy một cách kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cùng tìm hiểu các cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: “Nằm lòng” cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà
1. Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà trong trường hợp khẩn cấp
1.1 Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà bằng cách dùng thuốc
Cơn hen cấp là tình trạng các triệu chứng hen đột ngột xuất hiện sau một thời gian được kiểm soát. Trong các cơn hen cấp, người bệnh thường cảm thấy khó thở nhiều, thở gấp, ho, khò khè, nặng ngực và đuối sức do không lấy được oxy.
Khi đó, hãy đưa người bệnh đến nơi thoáng khí, để họ ngồi trong tư thế thẳng hoặc nằm kê cao nửa thân trên, cố gắng giữ bình tĩnh để giúp trao đổi khí tốt hơn. Chú ý không được vuốt ngực hay xoa ngực cho bệnh nhân đang lên cơn hen vì điều này sẽ càng khiến bệnh nhân bị khó thở. Sau đó hãy sử dụng thuốc để cắt cơn hen.
Sử dụng thuốc cắt cơn hen là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả trong thường hợp này. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giãn phế quản dạng hít như thuốc cường beta-2 và thuốc kháng cholinergic… để cắt cơn khó thở do hen.
Ngoài ra, các loại thuốc cắt cơn hen có thể được tiêm dưới da, đưa vào cơ thể dưới dạng khí dung…
Thuốc giãn phế quản là loại thuốc chủ yếu giúp điều trị hen phế quản lâu dài và cắt cơn hen cấp.
1.2 Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà không dùng thuốc
Nếu các triệu chứng nhẹ hoặc không có thuốc cắt cơn hen khẩn cấp, bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ có thể làm giảm cơn hen cấp tại nhà:
– Dùng thức uống có caffeine
Caffeine trong các loại trà (trà đen, trà xanh), cà phê có tác dụng mở rộng đường thở hay ống khí quản, nhờ đó ngăn ngừa hen suyễn tấn công và làm dịu triệu chứng. Theo các nghiên cứu, caffeine có khả năng cải thiện chức năng thở lên đến 4 giờ với bệnh nhân hen suyễn.
– Dùng dầu khuynh diệp
Hít dầu khuynh diệp có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng hô hấp như hen suyễn hay viêm phế quản. Bạn có thể đổ vài giọt dầu vào bát nước ấm hay máy xông hơi và hít một hơi thật sâu để cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn.
– Thêm một vài gia vị vào bữa ăn
Tỏi, gừng là 2 loại gia vị vô cùng phổ biến, có tác dụng cải thiện tình trạng hen suyễn. Bạn có thể đập dập chúng hoà với nước ấm, để nguội và sử dụng. Hoặc sử dụng các gia vị này trong các món ăn thường ngày, vừa giúp điều trị bệnh vừa dậy mùi món ăn.
– Ngồi thẳng lưng
Ngồi thẳng lưng một cách đơn giản giúp mở rộng ống khí quản, nhờ vậy, bệnh nhân sẽ hít được nhiều không khí hơn. Bạn có thể các loại ghế có lưng tựa để dựa vào khi cơn hen suyễn tấn công. Nếu muốn nằm, hãy nằm kê cao đầu.
– Cố gắng hít thở sâu
Hít thở sâu giúp cải thiện tình trạng thiếu oxy, giữ bình tĩnh, thư giãn cơ, ngăn ngừa các cơn co thắt ở ngực.
Tìm hiểu thêm: Phòng khám phụ khoa tại Hà Nội địa chỉ uy tín
Sử dụng thức uống chứa cafein có tác dụng mở rộng đường thở hay ống khí quản, giúp làm dịu cơn hen.
2. Cách giảm cơn hen suyễn tại nhà lâu dài
2.1 Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật hoặc các tác nhân khác gây kích thích hô hấp, thường xuyên vệ sinh, giữ nhà sạch sẽ, đảm bảo không có nấm mốc, giảm ô nhiễm không khí… là những cách kiểm soát cơn hen hen hiệu quả.
2.2 Uống đủ nước
Giữ đủ nước giúp giữ cho chất nhầy loãng hơn và giúp người bệnh thở đúng cách, từ đó giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn.
2.3 Chế độ ăn uống cân bằng
Cố gắng duy trì chế độ ăn uống khoa học và cân bằng. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và chất béo vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều calo, hạn chế đồ uống có gas, thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ ăn chứa chất bảo quản, đồ đông lạnh hoặc muối chua,…
Thay vào đó, hãy bổ sung rau củ và trái cây tươi, các thực phẩm giàu vitamin D, vitamin A, vitamin C, thức ăn giàu omega-3, chất chống oxy hóa.
2.4 Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Bụi có thể bị mắc kẹt trong máy điều hòa không khí và bay khắp nhà, gây ra các vấn đề hô hấp và các triệu chứng hen suyễn như ho. Thường xuyên phủi bụi, hút bụi và làm sạch các bề mặt vải sẽ giúp giảm tần suất cơn hen cấp và bệnh hen suyễn nói chung. Khi dọn dẹp, hãy đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi.
2.5 Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc thụ động
Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc điều bắt buộc để kiểm soát bệnh hen suyễn.
2.6 Vận động, tập thể dục hợp lý
Thường xuyên tập thể dục với cường độ cao làm tăng nguy cơ khởi phát các cơn hen khó thở. Người bị hen suyễn nên chọn các bộ môn như yoga hay đi bộ nhẹ nhàng.
Tập hít thở sâu là một cách giúp phổi hoạt động tốt hơn và phòng tránh cơn hen tái phát. Các bài tập thở cho người bệnh hen gồm:
– Thở bằng cách mím môi: Người bệnh hít vào bằng mũi, sau đó mím môi thở ra chậm ít nhất 2 lần.
– Thở bằng cơ hoành: Đây là kỹ thuật thở bằng bụng rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng bệnh hen.
2.7 Mang ống hít bên mình
Ngoài việc uống thuốc, người bệnh hen luôn mang bên mình ống hít dự phòng cơn hen. Ống hít này luôn có trong túi, hoặc bộ dụng cụ khẩn cấp, thậm chí cần mang theo khi đi du lịch để ngăn ngừa các cơn hen suyễn.
3. Bệnh nhân hen suyễn khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bệnh nhân bị hen khó thở nặng, không thể kiểm soát, cần đi khám sớm để được tư vấn cách xử trí kịp thời. Các triệu chứng cho thấy bạn cần gặp bác sĩ gồm:
– Khó thở nghiêm trọng, thở khò khè đặc biệt là vào buổi sáng hay tối muộn
– Thở dốc, nói không hết câu
– Cảm giác căng cơ ngực khi thở
– Các triệu chứng không biến mất sau khi dùng bình xịt định liều khẩn cấp hoặc áp dụng các phương pháp khác
– Lú lẫn
– Da môi tím tái
– Đổ nhiều mồ hôi
>>>>>Xem thêm: Yếu sinh lý phải làm sao ở nữ giới và cách cải thiện hiệu quả
Nếu thấy các triệu chứng khó thở nghiêm trọng, căng tức ngực, tím tái, lú lẫn thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Trên đây là những cách giảm cách làm giảm cơn hen tại nhà, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong những trường hợp khẩn cấp và kiểm soát bệnh hen lâu dài. Nếu cần tư vấn và đặt lịch khám chuyên khoa Hô hấp, vui lòng liên hệ tổng đài để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.