Nấm miệng: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa tái phát

Nấm miệng hay còn được gọi là tưa miệng, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi, người sử dụng corticosteroid, người tổn thương hệ miễn dịch,…. Mặc dù không nguy hiểm, tưa miệng vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, điều trị dứt điểm bệnh chắc chắn là việc tất cả bệnh nhân đều mong muốn nhanh chóng hoàn thành.

Bạn đang đọc: Nấm miệng: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa tái phát

1. Dấu hiệu nhận biết nấm miệng

Ở giai đoạn đầu, tưa miệng không có biểu hiện bất thường. Bệnh chỉ có thể quan sát được ở giai đoạn nặng, thông qua một hoặc nhiều triệu chứng điển hình sau: Môi, nướu, má trong, lưỡi, amidan xuất hiện những mảng màu trắng kem hoặc vàng (giống màu phô mai); những mảng màu này có thể chảy máu nếu bị cọ xát hoặc bị cạo; miệng đau nhức hoặc nóng rát; khô miệng; khóe miệng khô, nứt nẻ; khó nuốt; miệng có mùi khó chịu; mất vị giác.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi khiến trẻ bỏ bú/ăn, quấy khóc liên tục. Trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng đến thực quản. Những trường hợp này trẻ sẽ có thêm những biểu hiện: Đau khi nuốt, khó nuốt; cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng hoặc ở giữa ngực; sốt.

Nấm miệng: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa tái phát

Môi, nướu, má trong, lưỡi, amidan xuất hiện những mảng màu trắng kem hoặc vàng

2. Nguyên nhân sinh nấm miệng

Tưa miệng khởi phát là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans (C. albicans). Bình thường, vẫn luôn có một lượng nhỏ Candida albicans khu trú trong miệng chúng ta. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ kiểm soát C. albicans. C. albicans ở đó mà không gây bất cứ vấn đề tiêu cực nào. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng tổn thương hệ miễn dịch hoặc mất cân bằng hệ vi sinh vật cơ thể, nấm sẽ quá phát.

Cụ thể, những đối tượng sau có nguy cơ bị tưa miệng cao:

– Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

– Người sử dụng một số loại thuốc đặc thù, như corticosteroid,…: Những thuốc này làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi.

– Người suy giảm miễn dịch như: Người mắc HIV, tiểu đường,…

– Một số trường hợp khác: Người bị khô miệng, người thiếu máu, người sử dụng răng giả, người hút thuốc lá,…

Bên cạnh các trường hợp tự khởi phát, nhiều bệnh nhân mắc nấm miệng là do lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

3. Điều trị nấm miệng

3.1. Điều trị với chuyên gia

Khi các dấu hiệu được liệt kê phía trên xuất hiện, người bệnh cần tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia ngay.

3.1.1. Thăm khám

Để chẩn đoán nấm miệng, ngoài khai thác tiền sử bệnh lý, quan sát dấu hiệu lâm sàng, chuyên gia có thể sẽ thực hiện sinh thiết vùng bị ảnh hưởng. Một phần nhỏ vết sưng của bạn sẽ được cạo và gửi đến phòng thí nghiệm. Tại đó, chuyên gia sẽ tìm kiếm sự tồn tại của nấm C. albicans.

Tìm hiểu thêm: Đau ngực cũng có thể là biểu hiện của ung thư thực quản

Nấm miệng: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa tái phát

Thăm khám với chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng

3.1.2. Điều trị

Sau khi được chẩn đoán xác định mắc tưa miệng, chuyên gia sẽ tiến hành điều trị. Việc điều trị tưa miệng ở trẻ nhỏ và người trưởng thành khỏe mạnh rất đơn giản. Điều trị sẽ phức tạp hơn ở người suy giảm miễn dịch. Theo đó, một hoặc nhiều loại thuốc sau có thể sẽ được kê cho người bệnh, sử dụng trong 10 – 14 ngày:

– Trẻ nhỏ và người trưởng thành khỏe mạnh: Thuốc chống nấm Fluconazole (Diflucan), viên ngậm chống nấm Clotrimazole (Mycelex Troche), nước súc miệng chống nấm nystatin (Nystop, Nyata).

– Người không đáp ứng điều trị các loại thuốc được kê phía trên và người suy giảm miễn dịch: Thuốc uống chống nấm Itraconazole (Sporanox), thuốc điều trị nấm nghiêm trọng Amphotericin B (AmBisome, Fungizone).

Những loại thuốc phía trên chỉ để tham khảo. Thực tế, chuyên gia có thể sẽ chỉ định những loại thuốc khác, tùy thuộc tình trạng bệnh của mỗi cá nhân.

3.2. Biện pháp hỗ trợ điều trị nấm miệng

Bên cạnh thuốc điều trị được kê bởi chuyên gia, bệnh nhân nấm miệng có thể tham khảo một số sản phẩm sau để kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là những sản phẩm hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị:

– Sử dụng baking soda (natri bicarbonat): Hiệu quả với tình trạng tưa miệng ở người đeo răng giả. Được biết, natri bicarbonat có khả năng tiêu diệt C. albicans khu trú trên các sản phẩm nhựa acrylic. Cách sử dụng baking soda là: Pha nửa thìa cà phê baking soda với nước ấm rồi dùng dung dịch thu được để súc miệng.

– Sử dụng sữa chua: Mặc dù không có khả năng tiêu diệt C. albicans như baking soda, sữa chua vẫn được sử dụng để hỗ trợ điều trị tưa miệng hiệu quả, bởi trong chúng chứa nhiều lợi khuẩn. Ăn sữa chua giúp chúng ta cân bằng hệ vi sinh khoang miệng, từ đó kìm hãm sự phát triển của nấm.

– Sử dụng nước chanh: Từ lâu đã được biết đến rộng rãi với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Trên bệnh nhân HIV, thậm chí nước chanh còn điều trị tưa miệng hiệu quả hơn thuốc tím Gentian. Cách sử dụng nước chanh để xử lý tưa miệng là: Hòa nước cốt của một nửa quả chanh với nước ấm rồi súc miệng hoặc uống. Chú ý, không thoa trực tiếp nước cốt chanh lên vết sưng do tưa miệng. Tính acid của cốt chanh có thể làm vết sưng kích ứng.

4. Phòng ngừa nấm miệng tái phát

Quá trình điều trị nấm miệng hầu hết sẽ kết thúc trong một vài tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân tái phát bệnh là không hề nhỏ. Để ngăn ngừa nguy cơ ấy, bạn cần:

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Đánh răng với kem chứa Flour ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn 30 phút. Ngoài đánh răng, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch các vùng bàn chải không thể làm sạch. Đừng quên vệ sinh lưỡi.

Nấm miệng: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa tái phát

>>>>>Xem thêm: Hiện tượng nghén ở mẹ bầu và những điều cần biết

Để phòng ngừa tưa miệng tái phát cần vệ sinh răng miệng cẩn thận

– Vệ sinh răng giả (nếu có) kỹ lưỡng thường xuyên: Lau và ngâm răng giả trong nước hoặc dung dịch chuyên dụng lúc bạn ngủ.

– Điều trị tốt những bệnh lý suy giảm miễn dịch, như kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu,…

– Bỏ thuốc lá.

Đối với trẻ nhỏ: Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, bố mẹ còn cần giữ gìn vệ sinh đồ đạc cá nhân, đặc biệt là ti giả của trẻ.

Phía trên là toàn bộ thông tin bạn nên biết về tưa miệng. Hy vọng rằng với chúng, nấm miệng không bao giờ còn là nỗi lo lắng của bạn. Liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết nếu bạn còn thắc mắc, băn khoăn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *