Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời và áp dụng cách điều trị phù hợp. Do đó, khám tầm soát ung thư vú sẽ giúp nhận biết bệnh sớm bệnh – đây chính là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định tới hiệu quả điều trị, giúp nữ giới phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp thường gặp trong khám sàng lọc ung thư vú cùng những vấn đề liên quan khác.
Bạn đang đọc: Nắm rõ 3 điều cần biết về khám tầm soát ung thư vú
1. Những ai cần khám tầm soát ung thư vú?
Phụ nữ ở độ tuổi từ 40 cần thực hiện khám sàng lọc ung thư vú. Bạn nên khám định kỳ tại các cơ sở y tế 6 tháng/lần, đồng thời chị em cũng nên thường xuyên kiểm tra vú ngay tại nhà để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Với những phụ nữ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thì cần tầm soát ung thư sớm và thường xuyên hơn. Dưới đây là những trường hợp cần hết sức lưu ý:
– Các trường hợp có bà, mẹ, chị em gái ruột từng mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
– Bản thân đã từng mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, từng thực hiện điều trị xạ trị ở vùng cổ/ngực,…
– Kết quả khi xét nghiệm dhi nhận có mang gen đột biến, nhất là BRCA1 hoặc BRCA2.
– Người bị mắc hội chứng di truyền.
– Người từng điều trị bằng liệu pháp hormone.
– Người sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Với những phụ nữ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần đi thăm khám định kỳ
2. Phương pháp phổ biến trong khám sàng lọc ung thư vú và một số lưu ý
2.1. Phương pháp phổ biến trong khám tầm soát ung thư vú
Khám tầm soát (sàng lọc) ung thư vú là phương pháp giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm, từ đó nâng cao hiệu quả trong điều trị. Thực tế, nhiều trường hợp đã khỏi bệnh nhờ được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh ung thư vú vào giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, chị em phụ nữ, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao không nên chờ tới khi xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng rồi mới đi khám bệnh.
Một số dấu hiệu cho thấy bệnh lúc này đã tiến triển nặng có thể kể đến như bị ngứa, đau vú, tiết dịch ở núm vú,… Một số phương pháp sàng lọc bệnh phổ biến hiện nay có thể kể đến là:
– Khám vú
Là phương pháp kiểm tra tại phần ngực và dưới cánh tay của nữ giới để phát hiện các cục u bất thường. Hàng ngày, chị em cũng có thể tự kiểm tra tại nhà để phát hiện các vấn đề bất thường ở bầu ngực.
– Siêu âm tuyến vú
Đây là phương pháp có sử dụng sóng âm để giúp bác sĩ quan sát hình ảnh về mô tuyến vú, phát hiện bất thường, phân biệt nang vú lành tính với những khối u lành tính. Có thể kết hợp siêu âm vú với chụp X – quang để mang tới được kết quả chính xác.
– Phương pháp chụp X – quang cho tuyến vú (chụp nhũ ảnh)
Với phương pháp này, bác sĩ có thể nhận biết các khối u bất thường dù có kích thước rất nhỏ.
– Chụp cộng hưởng từ vú
Đây là dịch vụ kỹ thuật cao, thường được áp dụng với những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.
– Sinh thiết
Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô để làm giải phẫu bệnh tìm tế bào ung thư.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm máu trước khi sinh có quan trọng hay không?
Căn cứ vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp thăm khám phù hợp
2.2. Một số lưu ý cần biết khi đi khám tầm soát ung thư vú
– Thời điểm khám sàng lọc ung thư vú sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả tầm soát. Theo các chuyên gia, việc thay đổi nội tiết tố của chị em có thể dẫn tới sự mờ đục trên kết quả hình ảnh, từ đó gặp nhiều khó khăn trong phát hiện những khối u nhỏ và chẩn đoán bệnh. Do đó, bạn nên khám sau kỳ kinh trong vòng từ 1 – 2 tuần.
– Khi đi khám, bạn nên mang theo các kết quả hình ảnh đã được thực hiện từ trước để bác sĩ có thể so sánh.
– Không nên thực hiện chụp X-quang khi vú có hiện tượng bị căng cứng nhằm hạn chế sai lệch kết quả.
– Khi đi khám, bạn không nên sử dụng một số sản phẩm như chất khử mùi, kem, phấn, nước hoa ở dưới cánh tay hoặc ngực,… Nguyên nhân là các sản phẩm này có chứa hóa chất dẫn tới kết quả hình ảnh sẽ xuất hiện một số đốm trắng. Từ đó, dễ gây ra nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.
– Khi đi chụp X – quang, bạn cần mặc trang phục của bệnh viện, không mặc áo lót và không đeo trang sức.
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chỉ nên khám sàng lọc ung thư vú tại cùng một địa chỉ để các bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá bệnh chính xác hơn.
3. Một số dấu hiệu bạn cần lưu ý để đi thăm khám ngay
– Đau tức ngực: Khối u ác tính của vú có nhiều kích thước, có thể là khối u đơn lẻ hoặc các khối u nằm rải rác phía sau núm vú/ở một trong các ống dẫn sữa. Tất cả đều làm đẩy mô vú, gây nên cảm giác đau, sưng và khó chịu cho ngực.
– Ngứa ở ngực: Các tế bào ung thư phát triển nhanh sẽ chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da, gây ngứa khó chịu cho người bệnh.
– Đau lưng, vai, gáy: Các cơn đau lưng, vai gáy ở bệnh nhân ung thư vú thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai. Triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống làm cho nhiều người chủ quan.
– Thay đổi hình dạng và kích thước của vú: Khi bị ung thư vú, ngực sẽ to hơn, chảy xuống thấp hơn và có hình dạng khác thường.
– Sự thay đổi ở núm vú: núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào bên trong hoặc tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú trở nên sần sùi, có vảy/viêm.
– Sưng hoặc có khối u/hạch ở nách: Hạch bạch huyết có thể là bởi cảm cúm, nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vú.
– Ngực đỏ và bị sưng: Ngực nóng, ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là do ung thư vú dạng viêm.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn những cách tẩy trắng răng cực tiết kiệm
Chị em nên lưu ý các dấu hiệu bất thường để đi khám sớm
Trên đây là những thông tin cần biết về việc khám sàng lọc bệnh ung thư vú. Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của người dân, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai gói khám sàng lọc bệnh ung thư vú với đầy đủ danh mục cần thiết, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám. Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.