Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay

Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Có nên nạo VA không? Khi nào nên cho trẻ nạo VA?… Đây đều là những câu hỏi rất phổ biến của các bậc phụ huynh khi có con được bác sĩ chỉ định  nạo VA. Cùng tìm đáp án cho những thắc mắc này qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay

1. Tìm hiểu hiện tượng viêm VA

1.1. VA là gì?

VA là viết tắt của một thuật ngữ tiếng Pháp là Vegetations adenoids. VA chính là các tế bào miễn dịch tự nhiên (hay còn gọi là mô lympho) nằm ở vòm họng. Chức năng của VA là  nhận diện, giam giữ và sản sinh các kháng thể tự nhiên để chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Đối với trẻ, từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu sử dụng hết các kháng thể tự nhiên được di truyền từ người mẹ trong suốt thai kỳ. Sau đó, trẻ bắt buộc phải tự bảo vệ mình bằng hệ miễn dịch non yếu của chính bản thân. Vì thế, đây là giai đoạn mà VA có tác dụng rất quan trọng với trẻ.

Hiện tượng viêm VA xảy ra khi vi khuẩn, virus hay các tác nhân gây bệnh tấn công ồ ạt.

Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay

Hiện tượng viêm VA xảy ra khi vi khuẩn, virus hay các tác nhân gây bệnh tấn công ồ ạt.

1.2. Các cấp độ nghiêm trọng của viêm VA

Các bác sĩ chia các mức viêm VA ở trẻ thành 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: Diện tích VA bị viêm nhỏ hơn 33% diện tích cửa mũi sau;

– Cấp độ 2: Diện tích VA bị viêm chiếm khoảng 33 – 66% diện tích cửa mũi sau;

– Cấp độ 3: Diện tích VA bị viêm chiếm khoảng 66 – 99% diện tích cửa mũi sau;

– Cấp độ 4: Diện tích VA bị viêm chiếm hết diện tích cửa mũi sau và bắt đầu lan sang các hố mũi;

1.3.Nhận biết các triệu chứng viêm VA ở trẻ

Khi trẻ bị viêm VA, VA sẽ phình to, choán hết không gian ở cửa mũi sau. Mẹ có thể nhận biết con bị viêm VA hay không qua những dấu hiệu sau:

– Thường xuyên ngạt mũi kéo dài, khó thở hoặc thở khò khè, thậm chí ngưng thở khi ngủ;

– Khi ngủ có tiếng ngáy to…

Để điều trị các triệu chứng này, mẹ có thể áp dụng các phương pháp làm thông mũi như: Dùng bình xịt mũi, rửa mũi với nước muối sinh lý hoặc thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, những triệu chứng này vẫn hoàn toàn có thể tái phát sau một thời gian.

Bên cạnh đó, khi VA bị viêm nhiễm, trẻ sẽ thường xuyên bị chảy mũi, dịch mũi không còn trong mà chuyển sang màu xanh hoặc vàng, kèm theo sốt nhẹ. Đây đều là những dấu hiệu phổ biến của bệnh, chúng có thể lặp đi lặp lại.

Ngoài ra, VA bị nhiễm trùng còn khiến trẻ ho dai dẳng, ho kéo dài, khàn tiếng, viêm thanh quản. Không những thế, một số trường hợp còn bị rối loạn tiêu hóa do các tác nhân gây bệnh. Bởi lẽ, viêm VA để lâu không xử trí sẽ khiến các tác nhân gây bệnh lây lan, xâm nhập sâu vào các cơ thể.

Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay

Mẹ có thể nhận biết con bị viêm VA hay không qua dấu hiệu trẻ thường xuyên ngạt mũi kéo dài, khó thở hoặc thở khò khè…

2. Có nên nạo VA cho trẻ?

2.1. Khi nào cần nạo VA cho trẻ?

Viêm VA thực tế không phải một loại bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, để bệnh tái phát nhiều lần thì sẽ khiến VA trở thành các ổ vi khuẩn có hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Mới đầu, khi bệnh chưa quá nặng hoặc chưa có các biến chứng, trẻ sẽ được bác sĩ điều trị nội khoa, kết hợp uống các loại thuốc kháng viêm. Đồng thời, trẻ sẽ được rửa mũi để làm sạch dịch mũi.

Nạo VA cho trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định khi:

– Trẻ bị viêm VA tái phát trên 5 lần/ năm, mỗi lần kéo dài hơn 1 tháng.

– Viêm VA gây biến chứng cho trẻ như: Viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Ngoài ra, bệnh còn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thường xuyên tiêu chảy.

– VA quá phát gây nghẹt mũi kéo dài, điều trị nội khoa không hiệu quả;

– Trẻ gặp khó khăn khi phát âm hay nhai nuốt, có biểu hiện ngưng thở khi ngủ.

– Trẻ bị viêm VA ở cấp độ 3 hoặc 4.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp toàn bộ triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay

Nạo VA cho trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định khi trẻ bị viêm VA tái phát trên 5 lần/ năm, mỗi lần kéo dài hơn 1 tháng.

2.2. Các trường hợp chống chỉ định trẻ nạo VA

– Những trường hợp trẻ có bệnh liên quan đến máu, tim mạch hay bệnh lao thì tuyệt đối không được nạo VA;

– Những trường hợp trẻ có biểu hiện sau thì bác sĩ sẽ chống chỉ định nạo VA tạm thời:

+ Đang bị viêm mũi cấp, viêm họng cấp;

+ Đang nhiễm 1 số loại virus như sởi, cúm, sốt xuất huyết…;

+ Trẻ bị hở hàm ếch, dị ứng, hen phế quản;

+ Trẻ đang uống hoặc tiêm phòng dịch;

3. Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không?

Hiện nay, nạo VA là một kỹ thuật phẫu thuật rất phổ biến và an toàn. VA thực chất chỉ là 1 trong rất nhiều các tế bào miễn dịch đường hô hấp của trẻ. Ngoài VA, trẻ vẫn còn nhiều hệ miễn dịch khác như amidan và các hệ thống miễn dịch tự nhiên khác. Do đó, nạo VA không hề làm suy giảm hay ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay

Hiện nay, nạo VA là một kỹ thuật phẫu thuật rất phổ biến và an toàn, không hề làm suy giảm hay ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

Tuy nhiên, để ca phẫu thuật diễn ra an toàn, thành công, cha mẹ cần lưu ý các nguyên tắc dưới đây.

3.1. Lưu ý trước khi nạo VA cho trẻ

– Cha mẹ không tự ý cho trẻ uống các thuốc chống viêm trong vòng 7 -10 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu không rõ, cha mẹ cần trao đổi chi tiết với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng cho trẻ;

– Trấn an và động viên trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái trước phẫu thuật;

– Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước phẫu thuật:

+ Trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể bú mẹ trước phẫu thuật 4 giờ; Hoặc dùng sữa công thức trước phẫu thuật 6 giờ;

+ Trẻ trên 12 tháng tuổi không nên ăn hay uống bất cứ loại thực phẩm nào kể từ 0h ngày hẹn mổ, nhất là các món ăn đặc, kẹo, sữa, nước hoa quả…;

3.2. Lưu ý sau khi nạo VA cho trẻ

– Cha mẹ hướng dẫn trẻ đánh răng và súc miệng nhưng tuyệt đối không được súc họng;

– Trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật, trẻ không được che miệng khi hắt hơi hay xì mũi;

– Trong 2 tuần sau mổ, cần dạy trẻ tránh tối đa các hoạt động mạnh;

– Khoảng 2 tuần sau phẫu thuật, trẻ sẽ dễ nhiễm trùng hoặc cảm lạnh hơn bình thường. Do đó cha mẹ cần lưu ý để chủ động cho trẻ cách ly, tránh bị lây bệnh từ người xung quanh;

– Đặc biệt, cha mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau:

+ Sốt cao, từ 39 độ C trở lên, mặc dù có dùng thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả;

+ Đau họng, buồn nôn;

+ Vết thương chảy máu nghiêm trọng;

+ Mất giọng liên tục trong 24 giờ;

Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay

>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ: Chuyên gia hướng dẫn

cha mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy trẻ sốt cao, từ 39 độ C trở lên, mặc dù có dùng thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả…

Có thể nói, nạo VA cho trẻ hiện nay không còn quá phức tạp nhờ những thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần tìm hiểu kỹ để xác định chính xác tình trạng của con và tìm ra địa chỉ thực hiện nạo VA uy tín để tránh những rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *