Phẫu thuật nạo VA là gì, có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về phẫu thuật nạo VA, giúp chúng ta có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe tai mũi họng.
Bạn đang đọc: Nạo VA là gì, khi nào thì cần nạo VA?
1. Nạo VA là gì?
VA là các tổ chức lympho đảm nhiệm chức năng miễn dịch ở vùng họng. Thông qua đó, VA có thể tạo ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong hệ hô hấp. Khi bị các tác nhân có hại tấn công quá mức, VA không thể chống lại được sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Mức độ viêm nhiễm VA thường được chia thành 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Viêm VA chiếm ít hơn 33% diện tích của họng sau.
– Giai đoạn 2: Viêm VA chiếm từ 33% đến 66% diện tích của họng sau.
– Giai đoạn 3: Viêm VA chiếm từ 66% đến 90% diện tích của họng sau.
– Giai đoạn 4: Viêm VA chiếm toàn bộ diện tích của họng sau và lan sang hốc mũi.
Viêm VA gây ra các triệu chứng như đau rát họng, ngạt mũi kéo dài, khó thở, ngáy khi ngủ hoặc có thể gây ngưng thở do bít tắc lỗ mũi. Bệnh thường được điều trị bằng xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, bệnh cũng có tỷ lệ tái phát cao do rất nhiều yếu tố nên thường được chỉ định phẫu thuật để giải quyết triệt để.
Nạo VA là một trong những phương pháp thường được chỉ định để điều trị viêm amidan. Phẫu thuật giúp làm sạch tổ chức bị viêm nhiễm, giảm nguy cơ viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang và nguy cơ chứng ngưng thở khi ngủ… Phẫu thuật nạo VA thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có chuyên môn. Quá trình này có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến amidan và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nạo VA là gì theo các chuyên gia thì đây là quá trình làm sạch tổ chức viêm VA ở vòm họng
2. Khi nào cần nạo VA?
Ngoài thắc mắc nạo VA là gì thì khi nào cần nạo VA cũng là một trong những băn khoăn của rất nhiều người. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị viêm VA được đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Phẫu thuật nạo VA được áp dụng khi người bệnh thuộc các trường hợp sau:
Phẫu thuật amidan khi:
– Viêm VA thường xuyên tái phát > 5 lần/năm, điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả.
– Viêm VA quá phát, khiến người bệnh gặp phải tình trạng nuốt vướng, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ…
– Viêm VA gây ra các biến chứng tại chỗ như áp xe quanh amidan, tổn thương niêm mạc họng…
– Viêm VA dẫn tới các biến chứng viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản…
– Người bệnh có khối u ở vòm họng nghi ngờ ác tính, cần phẫu thuật để làm sinh thiết.
Người bệnh cần chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp bởi không phải ai bị viêm VA cũng cần phẫu thuật.
3. Công nghệ nạo VA
Hiện nay có nhiều phương pháp nạo VA khác nhau nhưng tiên tiến phải kể tới chính là phẫu thuật bằng công nghệ Plasma Plus. Phương pháp sử dụng công nghệ Plasma Plus để nạo VA là gì mà được nhiều người lựa chọn tới như thế?
– Dao Plasma có thiết diện mỏng, uốn cong dễ dàng trong môi trường cổ họng hẹp, đặc biệt là đối với cổ họng của trẻ nhỏ.
– Nhiệt lượng dao thấp, giúp giảm nguy cơ bỏng rát niêm mạc họng trong quá trình phẫu thuật.
– Bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện cắt, nạo sạch tổ chức viêm mà không xâm lấn hoặc làm tổn thương các niêm mạc khỏe mạnh.
– Có khả năng hàn mạch máu dưới 1mm, giúp giảm tình trạng chảy máu trong quá trình thao tác.
– Quá trình phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn hoặc khó chịu cho người bệnh.
– Đạt hiệu quả điều trị cao, và thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng, an toàn đối với trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, phẫu thuật là một kỹ thuật phức tạp và yêu cầu sự chuyên môn cao từ bác sĩ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị theo phác đồ phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Top 5 nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên và cách xử lý
Phẫu thuật nạo VA bằng công nghệ Plasma Plus
4. Quy trình nạo VA
– Trước khi phẫu thuật, người bệnh được tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, điều trị ổn định tình trạng viêm.
– Quá trình phẫu thuật nạo VA thường kéo dài từ 30 phút, trải qua các bước: Gây mê, phẫu thuật nội soi qua đường miệng, vệ sinh, sát khuẩn vùng họng và đưa tới phòng theo dõi hậu phẫu.
– Với việc sử dụng công nghệ hiện đại, quá trình nạo VA thường diễn ra rất nhanh chóng, hiệu quả triệt để và an toàn.
– Sau mổ, người bệnh được theo dõi đặc biệt tại phòng chăm sóc hậu phẫu trong vòng 24 giờ.
– Người bệnh cần theo dõi một số triệu chứng đặc biệt như nôn mửa, sốt cao, chảy máu, hôn mê… để được các bác sĩ xử trí và điều trị kịp thời.
5. Phòng ngừa viêm VA
Để phòng ngừa viêm VA hoặc ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát, chúng ta cần xây dựng lối sống khoa học và bảo vệ mũi họng đúng cách.
– Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc ở những nơi đông người để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
– Vệ sinh tay đúng cách sau khi tiếp xúc với môi trường hoặc mọi người bên ngoài, làm sạch tay trước khi ăn uống hoặc sau khi đi vệ sinh.
– Duy trì môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh và thoáng mát để nghỉ ngơi thoải mái và an toàn.
– Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về tai mũi họng hoặc các bệnh lý có khả năng lây truyền cao.
– Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất hoặc mỹ phẩm…
– Vệ sinh mũi và họng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công.
– Vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất và củng cố sức đề kháng.
– Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là với trẻ nhỏ để tạo sự miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
– Thăm khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 lần/năm để theo dõi sức khoẻ và phát hiện sớm các bệnh lý đường hô hấp để điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Viêm VA ở trẻ gây ra những biến chứng gì?
Tiêm phòng và thăm khám định kỳ để phát hiện, phòng ngừa bệnh viêm VA
Phẫu thuật nạo VA là một trong những giải pháp được đánh giá cao để điều trị viêm VA một cách triệt để và an toàn. Như vậy, bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ nạo VA là gì, khi nào cần nạo VA để bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Người bệnh nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường để bác sĩ đánh giá và tư vấn điều trị với phương pháp phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.