Nạo va mũi ở trẻ là gì, có nguy hiểm không, khi nào trẻ có thể thực hiện được là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi có con em bị bệnh. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin đầy đủ nhất về nạo VA mũi ở trẻ để các bậc phụ huynh có thể tham khảo, từ đó có biện pháp điều trị đúng cách, hiệu quả.
Bạn đang đọc: Nạo VA mũi ở trẻ là gì, có nguy hiểm không?
1. Giúp cha mẹ tìm hiểu về phương pháp nạo VA mũi
1.1 Nạo VA mũi ở trẻ nhỏ là gì?
– Va (Vegetations adenoides) là cụm từ dùng để chỉ tế bào của hệ miễn nằm ở trong vòm họng.
– Va là bộ phận nằm giữa đường thở và đường ăn uống của trẻ và có chức năng chính là bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các tác nhân gây hại, giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.
– Va sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi – 4 tuổi.
– Khi các tác nhân như: virus, vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, tấn công vào cơ thể mà sức đề kháng của trẻ lại yếu thì sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm va.
– Bệnh va nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có nguy cơ biến chứng, nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn đến tử vong.
– Phương pháp điều trị viêm Va cho trẻ phổ biến nhất hiện nay đó chính là nạo VA mũi ở trẻ.
1.2 Những trường hợp nào nên thực hiện nạo va mũi?
– Nạo VA mũi ở trẻ nhỏ là phương pháp cần thiết để điều trị viêm va. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể nạo va mà khi thực hiện bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán. Nếu trẻ nhỏ nếu nằm trong các trường hợp sau đây thì sẽ được tiến hành phẫu thuật:
– Tình trạng va ở trẻ bị viêm tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài lên đến 1 tháng
– Bệnh viêm va ở trẻ đã gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, viêm thanh quản…
– Trẻ bị viêm va gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, chảy máu thường xuyên.
– Va ở trẻ bị phình to gây nên tình trạng nghẹt mũi kéo dài, triệu trị bằng nội khoa không khỏi
– Trẻ gặp chứng khó thở, ngưng thở khi ngủ
1.3 Nạo va mũi ở trẻ em trường hợp nào không nên thực hiện?
Trẻ nhỏ không nên thực hiện nạo va trong các trường hợp sau:
– Trẻ đang gặp các bệnh về máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang biến chứng.
– Trẻ bị các bệnh về viêm đường hô hấp cấp.
– Trẻ bị nhiễm virus cảm cúm, sởi, sốt xuất huyết.
– Trẻ đang uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh.
Nạo VA mũi ở trẻ là gì, có nguy hiểm không, khi nào trẻ có thể thực hiện được là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi có con em bị bệnh
2. Phương pháp nạo VA mũi cho trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Nạo VA mũi ở trẻ là phương pháp an toàn, bởi đây là phẫu thuật phổ biến, diễn ra trong thời gian ngắn và không gây biến chứng cho trẻ. Bên cạnh đó, ca phẫu thuật này cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.
Tuy nhiên, khi trẻ thực hiện phẫu nạo VA mũi ở những cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng thì rất dễ gặp những nguy hiểm sau:
– Trẻ bị chảy máu sau khi nạo VA mũi ở trẻ em: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ sau khi nạo VA mũi ở trẻ em. Thông thường, sau 5-7 ngày sau khi trẻ phẫu thuật, lớp phủ phần vảy bong ra thì sẽ có hiện tượng chảy máu ở vùng mũi. Lúc này, trẻ chỉ cần tuân theo chế độ và chỉ định của bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng.
Trẻ bị nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: Tình trạng này thường xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật của cơ sở y tế không được vô trùng hoặc bé không kiêng khem theo chế độ của bác sĩ yêu cầu.
– Trẻ có dấu hiệu bị rối loạn hô hấp: Nguyên nhân có thể trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và dị ứng với thuốc mê trong quá trình thực hiện.
– Trẻ bị thay đổi giọng nói: Nguyên nhân là do có quá nhiều không khí thoát ra từ vùng mũi hoặc do trẻ ăn phải đồ lỏng hoặc đồ quá đặc thoát ra vùng mũi.
Do đó, để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ sau phẫu thuật thì cha mẹ cần lựa chọn cho trẻ thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ máy máy, trang thiết bị hiện đại để được các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Bệnh quai bị ở trẻ em, sự khác biệt giữa bé trai và bé gái
Nạo va mũi ở trẻ là phương pháp an toàn, bởi đây là phẫu thuật phổ biến, diễn ra trong thời gian ngắn và không gây biến chứng cho trẻ
3. Trẻ nạo VA mũi cần chế độ chăm sóc như thế nào?
Để quá trình nạo VA mũi ở trẻ em có kết quả tốt thì cha mẹ cần tuân theo chế độ bác sĩ đề ra và thực hiện những lưu ý dưới đây:
– Sau phẫu thuật trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn và hơi choáng, do đó cha mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa hoặc uống nước trái cây.
– Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị thiếu hụt sau quá trình phẫu thuật.
– Nếu trẻ có cảm giác buồn nôn, cha mẹ có thể cho trẻ ăn các thức ăn đặc hơn rồi chuyển dần về chế độ ăn uống bình thường.
– Một vài trẻ sẽ cảm thấy đau do tư thế nằm khi phẫu thuật, do đó cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách dùng túi chườm để chườm hoặc tập các bài tập xoay cổ cho trẻ.
– Một số trẻ sẽ có hiện tượng chảy nước dãi sau phẫu thuật, tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường và sẽ biến mất sau một thời gian ngắn, do dó cha mẹ không cần quá lo lắng.
– Cha mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé, có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé.
– Trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật, cha mẹ cần lưu ý không để trẻ xì mũi.
– Đặc biệt, khi trẻ ngủ nên sử dụng máy phun sương để bé thở dễ dàng hơn
– Cần tuân thủ cho trẻ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà ba mẹ cần biết
để đảm quá trình thực hiện được an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi nạo, cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với cơ sở hạ tầng tiên tiến và đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm để thực hiện.
Nạo VA mũi ở trẻ nhỏ là phương pháp không quá phức tạp, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm quá trình thực hiện được an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi nạo, cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với cơ sở hạ tầng tiên tiến và đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm để thực hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.