VA là khối mô lympho nằm ở vị trí phía sau – trên họng mũi. Chúng tiếp xúc thường xuyên với các mầm bệnh trong không khí, do đó dễ bị nhiễm trùng. Viêm VA thường gặp ở trẻ em. Vậy nạo VA mũi cho bé có nguy hiểm không, nên nạo vào thời gian nào và cần lưu ý những gì?
Bạn đang đọc: Nạo VA mũi ở trẻ và những lưu ý cần thiết
1. Viêm VA ở trẻ là gì?
VA là tên viết tắt của Vegetations adenoids (một từ trong tiếng Pháp có nghĩa là tế bào của hệ miễn dịch tự nhiên) nằm ở vòm họng. Bộ phận này thực hiện chức năng miễn dịch, nhận diện, bắt giữ những vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho hệ hô hấp. Chúng cũng giúp sản xuất các kháng thể tự nhiên để cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp. VA nằm khá gần với mũi nên nhiều người thường gọi là VA mũi.
Trẻ từ 6 tháng – 4 tuổi đang trong giai đoạn sử dụng hết những kháng thể tự nhiên được di truyền từ mẹ trong thai kỳ và bắt đầu sống bằng hệ miễn dịch còn khá non yếu của mình. Do đó, VA có tác dụng đặc biệt giúp trẻ bảo vệ hệ hô hấp.
Khi VA của trẻ bị vi khuẩn xâm hại và gây nhiễm trùng sẽ dẫn tới viêm VA. Viêm VA thông thường sẽ bao gồm 4 cấp độ:
– Cấp độ 1: Viêm VA chiếm ít hơn 33% so với diện tích cửa mũi sau.
– Cấp độ 2: Viêm VA chiếm từ 33 – 66% diện tích mũi cửa sau.
– Cấp độ 3: Viêm VA chiếm khoảng từ 66 – 90% diện tích của mũi cửa sau.
– Cấp độ 4: Viêm VA chiếm gần hết diện tích cửa mũi sau và bắt đầu lan sang hố mũi.
Khi mắc viêm VA trẻ sẽ có một vài triệu chứng sau:
– VA to phình và chiếm diện tích phía cửa mũi khiến cho bé xuất hiện tình trạng, thở khò khè, ngáy nhiều, nghẹt mũi kéo dài hoặc ngưng thở do bít tắc lỗ mũi.
– Viêm VA kéo dài với tình trạng dịch mũi không màu hoặc có màu xanh, màu vàng hoặc thường xuyên bị sốt,… Các dấu hiệu này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
-
VA giúp trẻ (từ 6 tháng – 4 tuổi) sản xuất những kháng thể tự nhiên giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp
2. Nên nạo VA mũi ở trẻ vào thời điểm nào?
Bệnh viêm VA nếu bị tái phát nhiều lần thì chúng có thể là ổ khu trú của nhiều vi khuẩn gây hại cho con. Thông thường, bệnh lý này được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp dưới đây bác sĩ có thể sẽ chỉ định nạo VA cho bé:
– VA bị nhiễm trùng và có khả năng tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài cả tháng.
– VA phình to gây nên tình trạng nghẹt mũi, ngưng thở khi ngủ, điều trị nội khoa nhưng không đỡ, khó nói hoặc khó nuốt,…
– Viêm VA gây những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa,…
Đây có thể là những biểu hiện của viêm VA cấp độ 3, 4. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo trong trường hợp trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến máu, viêm mũi họng cấp, bệnh lý tim mạch,… thì không nên thực hiện nạo VA. Để biết chính xác tình trạng viêm VA của con có cần nạo không, các bậc phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
-
Tìm hiểu thêm: Dị vật vào mũi trẻ: nguyên nhân và cách xử trí an toàn, hiệu quả
Nạo VA nên thực hiện khi VA của trẻ bị nhiễm trùng và tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài cả tháng
3. Lưu ý cần thiết khi nạo VA ở trẻ
3.1. Trước khi nạo VA mũi ở trẻ cần lưu ý gì?
Để thực hiện ca phẫu thuật nạo VA thành công và an toàn cho con thì cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc này:
– Không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống viêm trong vòng từ 7 – 10 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật.
– Cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc trẻ đang sử dụng trong 10 ngày trước khi phẫu thuật .
– Chuẩn bị nhiệt kế và thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ cho giai đoạn sau.
– Trấn an tâm lý cho trẻ trước khi phẫu thuật.
– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho con trước khi phẫu thuật:
+ Trẻ
+ Trẻ >12 tháng tuổi: Không cho trẻ ăn gì tính từ 0h ngày hẹn mổ, đặc biệt là nước hoa quả, kẹo, đồ ăn nhanh,…
-
>>>>>Xem thêm: Áp xe phổi là gì?nhận biết sớm căn bệnh này
Trẻ cần được khám ban đầu với bác sĩ trước khi tiến hành nạo VA
3.2. Những lưu ý sau quá trình nạo VA mũi
Trong suốt quá trình nạo VA mũi cần lưu ý:
– Ngay sau khi nạo VA xong trẻ có thể xuất hiện những phản ứng như: quấy khóc, khó chịu, nôn (có thể nôn ra chất nhầy).
– Sau khi trẻ tỉnh cha mẹ có thể đỡ bé đi vệ sinh.
– Trẻ sẽ được xuất viện sau 1 – 2 giờ.
Ngoài ra, để chăm sóc cho bé được tốt nhất, cha mẹ cần lưu ý:
– Có thể đánh răng, súc miệng cho trẻ nhưng không được súc họng.
– Trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật dặn trẻ không bịt miệng khi hắt hơi và không xì mũi.
– Tuyệt đối tránh những hoạt động mạnh trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
– Cách ly trẻ để tránh tình trạng lây nhiễm sang những người xung quanh.
Ngoài ra, nếu gặp trường hợp dưới đây cha mẹ cần đưa con tới bác sĩ ngay:
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, đã sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.
– Trẻ xuất hiện triệu chứng nôn hoặc buồn nôn.
– Trẻ bị chảy máu trầm trọng và không cầm được máu.
– Trẻ mất giọng trong suốt 24h.
Nạo VA mũi không quá phức tạp tuy nhiên để giảm thiểu biến chứng và đảm bảo sự an toàn cho con thì cha mẹ cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Mặt khác, chủ động tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để phòng tránh bệnh lý này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.