Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều khi bị sỏi thận. Vì vậy nhiều người bệnh vẫn băn khoăn không biết nên ăn gì để chữa sỏi thận? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết về các loại thực phẩm bạn cần bổ sung.
Bạn đang đọc: Nên ăn gì để chữa sỏi thận?
1. Nên ăn gì để chữa sỏi thận? Nguyên tắc dinh dưỡng
Sỏi thận được hình thành do chế độ ăn uống, dinh dưỡng không khoa học. Người bệnh có thể đã ăn quá nhiều thức ăn chứa axit oxalic, ăn mặn, uống ít nước,…khiến thận phải hoạt động liên tục dẫn tới suy kiệt. Các chất khoáng trong thức ăn không thể lọc được hết gây tích tụ thành sỏi. Để biết nên ăn gì để chữa sỏi thận, người bệnh cần dựa theo một số nguyên tắc dinh dưỡng như:
– Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất kali, đạm
– Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, ăn mặn
– Đảm bảo cân bằng các nhóm thực phẩm khi nạp vào cơ thể. Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin
– Uống nhiều nước mỗi ngày đặc biệt sau khi tập thể dục, trời nóng
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể gây ra sỏi
2. Mức độ ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Có thể bạn chưa biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với người bị sỏi thận. Nếu ăn uống đúng cách có thể làm giảm và chậm lại quá trình tiến triển của bệnh. Ngược lại, nếu tiêu thụ các loại thức ăn không lành mạnh sẽ làm bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi mắc bệnh, mọi người thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy bạn rất cần hiểu rõ về chế độ ăn uống để bổ sung đúng cách giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.
Tùy thuộc vào cấu tạo và kích thước của sỏi sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì cơ thể rất cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin, canxi,… Ăn uống đúng cách sẽ giúp điều trị dứt điểm sỏi thận và giảm thiểu nguy cơ tái phát sau này.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh
3. Nên ăn gì để chữa sỏi thận
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị sỏi thận.
3.1 Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có nhiều trong: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh,…Chúng có nhiệm vụ tăng cường chức năng miễn dịch, điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, giảm bớt các khoáng chất lắng đọng để hình thành sỏi thận.
3.2 Nên ăn gì để chữa sỏi thận? Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Nhiều người vẫn cho rằng nên kiêng toàn bộ thực phẩm chứa canxi khi bị sỏi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nếu cơ thể không đủ canxi, nồng độ oxalat sẽ tăng lên làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy bổ sung canxi là việc làm vô cùng cần thiết. Canxi được tìm thấy nhiều trong: Sữa chua, phô mai, các loại hạt, rau có màu xanh đậm. Người bạn đồng hành cùng canxi là vitamin D. Vitamin D sẽ giúp việc hấp thụ và chuyển hóa canxi dễ dàng hơn. Các loại cá hồi, lòng đỏ trứng, sữa,…chứa nhiều vitamin D.
3.3 Thực phẩm chứa vitamin B6
Cơ thể không thể tự tổng hợp và sản xuất ra vitamin B6. Tuy nhiên đây là chất rất cần thiết cho các chức năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt vitamin B6 còn làm giảm khả năng hình thành oxalat. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, đậu đỏ, bông cải, cà rốt, các loại cá,…rất giàu vitamin B6.
3.4 Nên ăn gì để chữa sỏi thận? Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và bài tiết. Các thực phẩm giàu chất xơ người bệnh nên ăn là: Bắp cải, cần tây, bông cải xanh,…
3.5 Bổ sung các loại trái cây tươi
Các loại trái cây họ cam quýt chứ nhiều vitamin C. Vitamin C đã được chứng minh là có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat. Bên cạnh đó chúng còn làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành acid trong dịch mật – Đây là thành phần gây sỏi.
3.6 Nước lọc
Cơ thể cần có đủ nước vì vậy bạn cần bổ sung nước hàng ngày. Nước giúp làm loãng nước tiểu để sỏi khó hình thành. Nước lọc còn giúp tống các viên sỏi nhỏ ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Mỗi người nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và có thể chia thành nhiều lần.
Công thức tính số nước bạn cần uống: Cân nặng x 40 = Số nước bạn cần bổ sung.
Để kiểm tra bạn đã uống đủ nước hay không thì cần quan sát màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, trong là uống nước đủ. Trường hợp nước tiểu có màu vàng sẫm thì bạn cần bổ sung thêm.
3.7 Nước trái cây là loại đồ uống cần thiết khi chưa biết nên ăn gì để chữa sỏi thận
Bên cạnh nước lọc bạn có thể bổ sung các loại nước bổ dưỡng khác như:
– Nước chanh: Có chứa chất citrate giúp hòa tan sỏi
– Trà lựu: Giúp hỗ trợ thải độc, giảm hàm lượng acid trong nước tiểu
– Nước ép nho: Đào thải độc tố, chưa chất chống oxy hóa
-Trà gừng: Giúp chống viêm, kháng khuẩn
– Trà húng quế: Có chất axcid axetic giúp phá hủy sỏi thận
– Nước cam: Chứa citrate nhằm ngăn chặn hình thành sỏi
Tìm hiểu thêm: Hiểu biết về nội soi ngược dòng trong điều trị sỏi niệu quản
Nên ăn gì để chữa sỏi thận? Nước trái cây rất nhiều chất dinh dưỡng
4. Các thực phẩm nên tránh
Sau khi biết nên ăn gì để chữa sỏi thận thì bạn cũng cần biết các thực phẩm nên hạn chế khi đang bị bệnh. Các loại thực phẩm đó là:
4.1 Hạn chế muối, đường
Muối là nguyên nhân hàng đầu gây tích tụ gốc oxalate gây sỏi. Dư thừa muối còn dẫn tới suy thận. Người bệnh hay ngay cả những người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn tối đa 3gr muối/ ngày. Thay đổi thói quen ăn nhạt sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị và tránh gây các biến chứng về sau.
Đồ ngọt, bánh kẹo, đường chứa nhiều sucrose và fructose là yếu tố gây sỏi và dẫn tới tiểu đường. Đường còn làm tăng gốc oxalate là thành phần gây sỏi. Vì vậy người bệnh cũng cần hạn chế ăn đồ ngọt.
4.2 Hạn chế thức ăn giàu đạm
Chất đạm làm tích tụ acid uric trong máu. Tinh thể muối urat tích tụ tại thận và dần hình thành sỏi thận. Mỗi người chỉ nên ăn tối đa 200gr thịt mỗi ngày đặc biệt là thịt nạc, ức gà. Nên hạn chế ăn các loại tôm, cua, hải sản.
4.3 Hạn chế thực phẩm nhiều kali
Nếu trong máu có nhiều kali sẽ gây áp lực lên thận, suy giảm khả năng đào thải của thận. Các loại thực phẩm cần hạn chế ăn vì chúng chứa nhiều kali như: Khoai tây, bơ, chuối,…
4.4 Nên ăn gì để chữa sỏi thận? Tránh các thực phẩm giàu gốc oxalate
Người bị sỏi thận thường có hàm lượng oxalate tăng cao. Để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận cần tránh xa các thực phẩm như: Củ cải đường, rau muống, cải bó xôi, đậu,…
4.5 Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ chứa nhiều dầu và đạm làm gia tăng lượng muối tích tụ trong cơ thể. Khi ăn các thực phẩm này sẽ khiến thận quá tải và làm tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Người bệnh nên ăn các thức ăn được chế biến ở dạng luộc, hấp để tốt cho sức khỏe và hạn chế gia tăng sỏi.
4.6 Hạn chế nước ngọt, cà phê
Các đồ uống có gas, chất kích thích như: Nước ngọt, trà, cafe,… đều không tốt cho sức khỏe nói chung và người bị bệnh sỏi thận nói riêng. Những đồ uống này sẽ làm kết tủa và hình thành sỏi thận.
4.7 Kiêng rượu bia và đồ uống có cồn
Đàn ông thường có thói quen uống nhiều bia rượu. Các loại đồ uống này sẽ khiến gan thận phải hoạt động liên tục để thải độc.
>>>>>Xem thêm: Mổ điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser – những điều cần biết
Nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu Kali
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh sỏi thận. Qua bài viết chắc rằng bạn đã biết nên ăn gì để chữa sỏi thận. Bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp đẩy lùi bệnh tật.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.