Nên ăn gì khi bị viêm amidan để nhanh hồi phục?

Viêm amidan là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc bệnh. Khi bị viêm amidan, ngoài việc điều trị kịp thời để tránh biến chứng thì người bệnh cũng nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng khoa học. Tìm hiểu ngay nên ăn gì khi bị viêm amidan để cơ thể nhanh chóng hồi phục trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Nên ăn gì khi bị viêm amidan để nhanh hồi phục?

1. Về bệnh viêm amidan

Amidan là tổ chức lympho có khả năng chống nhiễm trùng tại chỗ và ngăn ngừa các tác nhân có hại xâm nhập vào hệ hô hấp của cơ thể. Khi bị tác nhân có hại tấn công quá mức, amidan có thể bị viêm do không chống lại được.

Viêm amidan thường phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn trong giai đoạn hoàn thiện, sức đề kháng kém. Khi mắc bệnh, mọi người thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau rát họng, sưng tấy amidan, khó thở, sốt cao, nuốt vướng, ngủ ngáy, miệng có mùi hôi… Nếu không điều trị, viêm amidan có thể dẫn tới viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản…

Tác nhân chính gây viêm amidan là do vi khuẩn, virus, nấm hoặc một số ký sinh trùng… Chúng trú ngụ trong khe, hốc của amidan và tấn công khi người bệnh có sức đề kháng kém. Viêm amidan cấp tính có biểu hiện rõ ràng và kéo dài trong khoảng 2 tuần. Trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời thì dễ dàng tiến triển thành mạn tính nguy hiểm đối với sức khỏe. Người bệnh mắc viêm amidan cần chủ động đi khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe của bản thân để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nên ăn gì khi bị viêm amidan để nhanh hồi phục?

Viêm amidan gây ra tình trạng đau họng, sốt cao, hôi miệng…

2. Ăn gì khi bị viêm amidan?

Người mắc viêm amidan nên ăn gì để không khiến bệnh nặng thêm, bảo vệ sức khỏe tốt hơn là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục khi bị viêm amidan, đặc biệt là sau khi điều trị. Theo đó, mọi người cần:

– Ăn cân bằng các nhóm chất thiết yếu để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể, bao gồm đường, béo, đạm, vitamin, khoáng chất… để cơ thể có đủ năng lượng cho hoạt động sống.

– Sữa và chế phẩm sữa: Chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch, dễ tiêu hóa nên mọi người có thể sử dụng khoa học trong chế độ ăn uống hằng ngày.

– Trái cây: Trong trái cây chứa nhiều vitamin C có khả năng kháng viêm tự nhiên hiệu quả, giúp giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các loại quả được khuyến khích nên ăn khi bị viêm amidan là cam quýt, bưởi, táo, việt quất…

– Nước: Người viêm amidan nên bổ sung đủ nước để thải độc tốt hơn, giảm sưng đau, rát họng. Tùy theo thể trạng cơ thể, mọi người có thể uống lượng nước phù hợp, với người vận động mạnh, tập thể thao thì nên uống nhiều hơn 2 lít/ngày.

– Rau xanh: Các loại rau xanh như bắp cải, mồng tơi, súp lơ… cung cấp lượng nước dồi dào cho cơ thể, chất xơ tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh.

– Gia vị: Một số loại gia vị như gừng, nghệ, tỏi,… có chứa hoạt chất kháng viêm tự nhiên, giảm tình trạng sưng viêm amidan và triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, mọi người nên ăn với lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều vì chúng có thể gây nóng trong cơ thể.

Nên ăn gì khi bị viêm amidan để nhanh hồi phục?

Ăn gì khi bị viêm amidan là thắc mắc của rất nhiều người

3. Tránh ăn gì khi viêm amidan

Bên cạnh những đồ ăn có lợi cho cơ thể thì người viêm amidan cũng cần tránh một số thực phẩm sau đây vì có thể khiến tình trạng viêm diễn ra nghiêm trọng hơn:

– Các loại hạt cứng: Có thể gây trầy xước niêm mạc họng nếu mọi người không nhai kỹ hoặc chế biến kỹ trước khi ăn.

– Bánh mì và bánh quy: Thường khô và cứng, có thể làm tổn thương họng nên mọi người cần nhai kỹ hoặc hạn chế ăn uống. Trong bánh quy chứa nhiều đường, người bệnh không nên sử dụng quá nhiều bởi có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

– Thức ăn cay nóng: Có thể kích thích niêm mạc họng, dễ gây viêm loét, bỏng rát và khiến viêm amidan nặng hơn.

– Rượu bia, nước uống có ga: Chứa nhiều chất có hại và lượng đường lớn, không chỉ khiến tình trạng viêm amidan trở nên nghiêm trọng mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tìm hiểu thêm: Lấy dị vật trong mũi trẻ – Cẩn trọng tránh mắc sai lầm

Nên ăn gì khi bị viêm amidan để nhanh hồi phục?

Người bị viêm amidan nên tránh ăn nhiều đồ ngọt, cay nóng…

4. Lưu ý khi bị viêm amidan

Ngoài việc ăn uống khoa học, mọi người nên lưu ý sinh hoạt lành mạnh để tăng cường đề kháng, ngăn ngừa viêm amidan tiến triển nặng hoặc giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau điều trị. Cụ thể:

– Ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ nhai, dễ tiêu hóa, giúp làm giảm áp lực lên cổ họng khi đang bị viêm nhiễm, tổn thương.

– Vệ sinh miệng và họng bằng dung dịch được bác sĩ khuyến cáo, nước muối sinh lý để làm sạch và giảm thiểu tác nhân có hại gây bệnh.

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, khi tới nơi có khói bụi, ô nhiễm và không nên tới những nơi tập trung đông người thường xuyên để tránh nhiễm cách bệnh dễ lây truyền.

– Tăng cường tập luyện thể thao để giúp cơ thể nâng cao đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.

– Giữ gìn vệ sinh nơi ở, vệ sinh tay chân, thân thể thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

– Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh để nấu ăn, sinh hoạt, hạn chế đi bơi khi đang mắc viêm amidan để tránh bệnh nặng thêm.

– Không nên lạm dụng giọng nói để tránh đau rát họng và giữ ấm cổ họng để duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

– Chủ động khám và điều trị viêm amidan cũng như bệnh lý tai mũi họng khác để nhanh chóng khỏi bệnh.

Nên ăn gì khi bị viêm amidan để nhanh hồi phục?

>>>>>Xem thêm: Bé bị viêm VA – Nhận biết và chăm sóc như thế nào?

Thăm khám và chủ động điều trị bệnh để nhanh chóng hồi phục

Như vậy, bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng khoa học khi bị viêm amidan. Ăn gì khi bị viêm amidan chắc chắn là băn khoăn của rất  nhiều người. Mọi người nên chủ động đi khám và xin ý kiến của bác sĩ về một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời, nên sinh hoạt khoa học và đúng cách để nhanh chóng hồi phục hoặc phòng ngừa mắc viêm amidan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *