Đo độ mờ da gáy cho thai nhi là một trong những sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng, giúp phát hiện thai nhi có bị hội chứng Down hay không. Để hiểu rõ hơn về phương pháp sàng lọc này, hãy theo dõi bài viết sau nhé. Nên đo độ mờ da gáy cho thai nhi vào tuần thứ mấy?
Bạn đang đọc: Nên đo độ mờ da gáy cho thai nhi vào tuần thứ mấy?
Đo độ mờ da gáy là gì?
Đo độ mờ da gáy là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh quan trọng nhất mà mẹ bầu nào cũng nên thực hiện trong quá trình mang thai. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ đo khoảng sáng ở vùng da sau gáy của thai nhi để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down.
Đo độ mờ da gáy cho thai nhi sẽ giúp bác sĩ phát hiện được nguy cơ mắc hội chứng Down
Vì sao phải đo độ mờ da gáy?
Mọi thai nhi đều có một lớp chất lỏng ở vùng da sau gáy. Nếu lớp dịch này nhiều hơn hẳn bình thường thì có nghĩa là bé nhà bạn có nguy cơ bị mắc bệnh Down và một số hội chứng bất thường khác về nhiễm sắc thể.
Nếu kết quả đo độ mờ da gáy của thai nhi bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như double test, triple test, chọc ối, hay sinh thiết gai rau,… để có kết quả chẩn đoán cuối cùng chính xác nhất. Như vậy có thể thấy siêu âm đo độ mờ da gáy cho thai nhi là bước chẩn đoán đầu tiên để các bác sĩ quyết định xem mẹ bầu có cần phải thực hiện các xét nghiệm kết hợp tiếp theo không.
Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Theo các bác sĩ nếu độ mờ da gáy càng lớn, thì nguy cơ thai nhi mắc hội chứng down càng cao.
Tìm hiểu thêm: Yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Theo các bác sĩ Sản Phụ Khoa Thu Cúc, độ mờ da gáy của thai nhi nhỏ hơn 2,5mm, thì khả năng thai nhi mắc hội chứng down là rất thấp
Một số chỉ số đo độ mờ da gáy cho thai nhi mẹ bầu nên lưu ý là:
- Độ mờ da gáy nhỏ hơn 2,5mm thì tỷ lệ thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down là rất thấp. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn sẽ khuyến khích mẹ thực hiện thêm xét nghiệm Double test, hay Triple test để khẳng định lại nguy cơ.
- Độ mờ da gáy nằm trong khoảng 2,5mm – 3mm thì thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down. Lúc này mẹ bầu cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để có kết quả chính xác nhất.
- Độ mờ da gáy lớn hơn 3mm thì thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down khá cao.
- Độ mờ da gáy dao động từ 3,2mm đến 3,5mm, thai nhi có nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Độ mờ da gáy là 6mm, tỷ lệ thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down là cực cao và có nguy cơ mắc thêm các dị tật bẩm sinh khác. Do đó, để có thể khẳng định kết quả cuối cùng một cách chính xác nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm kết hợp khác, như Double test, Triple test, và NIPT.
Nên đo độ mờ da gáy vào tuần thứ mấy?
Kết quả đo độ mờ da gáy cho thai nhi sẽ khác nhau ở thời điểm thực hiện. Chính vì vậy các bác sĩ khuyến cáo thời điểm vàng mà mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc này là ở tuần 11 – 13 của thai kỳ.
Nếu siêu âm đo độ mờ da gáy trước 11 tuần, kết quả sàng lọc có thể không chính xác, vì da gáy của bé rất mờ. Còn siêu âm sau 14 tuần, thì độ mờ ở da gáy của thai nhi có thể trở về mức bình thường và kết quả sàng lọc sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Thực tế đã cho thấy rất nhiều mẹ bầu đi siêu âm kiểm tra, kết quả thai nhi không có gì bất thường nhưng khi sinh ra thì trẻ lại gặp những hội chứng về nhiễm sắc thể. Nguyên nhân chính là do mẹ bầu đã bỏ qua thời điểm tốt nhất để siêu âm đo độ mờ da gáy cho thai nhi.
Siêu âm độ mờ da gáy ở đâu?
Siêu âm đo độ mờ da gáy cho thai nhi rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay các dị tật bẩm sinh khác hay không. Ngoài việc phụ thuộc vào mốc thời gian thực hiện, thì trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ, máy móc thiết bị thực hiện cũng vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ bầu nên tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để thực hiện xét nghiệm này. Bởi lẽ:
>>>>>Xem thêm: Nước ối xanh bẩn – Tình huống nguy cấp cần nhập viện ngay
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ siêu âm độ mờ da gáy cho thai nhi hàng đầu, được rất nhiều chị em an tâm lựa chọn
- Thu Cúc sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giỏi và dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy kết quả thực hiện sẽ chính xác nhất.
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia có nền y tế tiên tiến, như máy siêu âm 5D,… nên hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm và chính xác các dị tật của thai nhi ngay từ những tháng đầu thai kỳ.
- Không gian bệnh viện rộng rãi, khang trang, thoáng mát và sạch đẹp, giúp các mẹ cảm thấy thoải mái và thư giãn mỗi khi tới khám thai.
- Chi phí siêu âm, xét nghiệm được Thu Cúc công khai một cách minh bạch, nên mẹ bầu không phải lo lắng đến việc phải trả các khoản phí phát sinh.
Một số lưu ý về độ mờ da gáy
- Khi độ mờ da gáy dao động từ 2,5 – 3mm, mẹ bầu nên thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như NIPT, double test, triple test.
- Khi độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, mẹ bầu sẽ được khuyến cáo thực hiện thêm chọc ối, hay sinh thiết gai rau nhằm khẳng định lại kết quả
- Một số trường hợp thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy đã cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down cao nhưng sinh ra lại bình thường, tuy nhiên đây chỉ là một tỉ lệ rất nhỏ. Chính vì vậy mẹ bầu không được chủ quan, mà phải thực hiện các xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.
- Mẹ bầu nên đo độ mờ da gáy cho thai nhi ở tuần thai 11 – 13 để có kết quả chính xác nhất.
- Nếu tất cả các kết quả sàng lọc đều cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down thì mẹ bầu nên bình tĩnh để nghe bác sĩ tư vấn, rồi đưa ra quyết định cuối cùng.
Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé ngay từ những tuần thai đầu tiên cho đến khi vượt cạn thành công, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói đa dạng: gói thai sản 8 tuần, gói thai sản 16 tuần, gói thai sản 28 tuần, gói thai sản 36 tuần và gói chuyển dạ. Trong đó gói thai sản 8 tuần sẽ chăm sóc, theo dõi sức khỏe mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ. Trong gói thai sản 8 tuần mẹ sẽ được thực hiện siêu âm 5D ở những mốc thai quan trọng như 12 tuần, 16 tuần, 22 tuần, 32 tuần, xét nghiệm Double test và nhiều xét nghiệm sàng lọc quan trọng khác. Nhờ đó các bác sĩ có sự can thiệp từ sớm, theo dõi sản khoa chặt chẽ để mẹ bé có sức khỏe tốt nhất, thai nhi phát triển toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.