Nên làm gì khi bị bong gân? chơi đùa, chơi thể thao

Bong gân là tổn thương thường gặp ở dây chằng khớp, xảy ra bởi sự tác động quá mức, sai tư thế (gặp nhiều người cao tuổi, sức yếu), tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chơi đùa, chơi thể thao… hoặc dùng giày, guốc cao gót ở phụ nữ. Khi bị bong gân, cần xử trí đúng cách để giảm đau và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Nên làm gì khi bị bong gân? chơi đùa, chơi thể thao

Nên làm gì khi bị bong gân? chơi đùa, chơi thể thao

Khi bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những biến chứng nguy hiểm. 

Nhận biết bong gân
Các dấu hiệu của bong gân rất giống với gãy xương. Đau bao giờ cũng có và đau tăng lên khi đi lại. Sau đó khoảng 10 – 15 phút bắt đầu xuất hiện sưng, bầm tím (nếu có tổn thương mạch máu gây xuất huyết bên trong) hoặc chảy máu ra ngoài do tổn thương mạch máu dưới da. Người bệnh cũng cảm thấy đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương, sau đó bị tê dại không còn đau nữa nhưng khoảng 1 giờ sau, cơn đau nhức sẽ xuất hiện trở lại.
Cách xử trí khi bị bong gân
Những khớp thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay…Ngay khi bong gân, cần phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa.
Các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và chuyên gia y tế khuyên rằng nên áp dụng phương pháp “hạt gạo”, tiếng anh là RICE. Chữ này là viết tắt cho của 4 chữ cái đứng đầu mỗi một từ, R (Rest: nghỉ ngơi), I (Ice: đá lạnh), C (Compression: ép) và E (Elevation: nâng cao). Hiểu đơn giản phương pháp “hạt gạo” này là: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao đầu chi lên. Cụ thể như sau:

Tìm hiểu thêm: Tổng quan bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Nên làm gì khi bị bong gân? chơi đùa, chơi thể thao

Phương pháp “hạt gạo” nếu áp dụng sớm sẽ làm giảm biến chứng do bong gân, giúp khớp hồi phục nhanh.

  • Nghỉ ngơi, tạm ngừng vận động trong 48  – 72 giờ sau khi bị bong gân để tránh tác động tới vùng ảnh hưởng.
  • Chườm đá ngay lập tức bằng hình thức dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi ni lông, đặt túi nước này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn, vải mỏng. Chườm lạnh sẽ làm dịu cơn đau, co mạch, ngưng chảy máu và bớt phù nề. Lưu ý không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây bỏng lạnh.
  • Dùng băng thun để băng ép khớp bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp.
  • Kê cao đầu chi bị bong gân khi nghỉ ngơi và nằm ngủ.

Lưu ý khi bị bong gân

Nên làm gì khi bị bong gân? chơi đùa, chơi thể thao

>>>>>Xem thêm: Viêm cơ ngón tay cái

Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp nhận được sự đánh giá cao của người bệnh.

  • Không xoa bóp, chườm nóng hay tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu, phù nề thêm.
  • Không nên băng quá chặt vì có thể gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bong gân.

Phương pháp “hạt gạo” chỉ áp dụng đối với các trường hợp bong gân nhẹ. Còn đối với ới những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, người bệnh nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.
Chuyên khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp uy tín nhận được sự tin cậy của đông đảo người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *