Nên làm gì sau khi nhận kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung có thể chia ra làm 2 trường hợp: tốt hoặc không tốt. Vậy sau khi biết kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư của mình, bạn nên làm gì tiếp theo?

1. Tổng quan về xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là cụm từ nói chung về các phương pháp xét nghiệm sàng lọc chuyên sâu, bao gồm:

– Khám phụ khoa

– Pap smear

– Cellprep

– Thinprep

– Soi cổ tử cung

– HPV DNA

1.1. Khám phụ khoa

Vì ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm có tiến triển âm thầm lặng lẽ, chỉ biểu hiện rõ ràng khi ở giai đoạn muộn. Do đó, chị em cần tầm soát ung thư sớm bằng cách khám phụ khoa định kỳ. Khám phụ khoa bao gồm khám tử cung và cổ tử cung. Qua kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu ban đầu của bệnh như viêm nhiễm. Bởi tình trạng viêm nhiễm nếu không điều trị tốt sẽ trở thành điều kiện thuận lợi để virus HPV phát triển và tấn công (trong trường hợp chẳng may nhiễm virus này).

Nên làm gì sau khi nhận kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Khám phụ khoa định kỳ để sàng lọc ung thư cổ tử cung

1.2. Xét nghiệm Pap Smear

Xét nghiệm Pap Smear là xét nghiệm tế bào học, xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung. Bác sĩ sẽ thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung nhằm mục đích phát hiện sớm tế bào ung thư trước khi nó lan rộng.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn phát hiện bất thường ở cấu trúc, hoạt động và biến đổi của tế bào cổ tử cung – những yếu tố nguy cơ mắc bệnh từ sớm.

1.3. Xét nghiệm Thinprep

So với Pap Smear, xét nghiệm Thinprep là phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến hơn. Các tế bào ở cổ tử cung sau khi thu thập sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep. Sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm và xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.

Phương pháp này giúp giảm đáng kể tỷ lệ kết quả âm tính giả trong xét nghiệm Pap và tăng tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến. Từ đó hỗ trợ chẩn đoán chính xác giai đoạn sớm tổn thương tế bào ở cổ tử cung. Vậy nên làm gì nếu bạn nhận được các kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung không mong muốn?

1.4. Xét nghiệm Cellprep

Xét nghiệm CellPrep làm tăng độ nhạy phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung đến 70-95%. So với kỹ thuật thường quy, kỹ thuật này dễ dàng phát hiện những tế bào biểu mô bất thường, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến – loại tế bào ung thư rất khó phát hiện trên phết nhúng dịch.

1.5. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là phương pháp khảo sát cổ tử cung qua máy soi cổ tử cung. Với hình ảnh được phòng đại từ 10-30 lần, bác sĩ sẽ phát hiện những tổn thương trên cổ tử cung dễ hơn mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Soi cổ tử cung là xét nghiệm hữu ích giúp bác sĩ đánh giá các bất thường ở cổ tử cung. Đặc biệt, giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vi xâm lấn khi chưa có triệu chứng lâm sàng.

Nên làm gì sau khi nhận kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Soi cổ tử cung giúp phát hiện những tổn thương mà mắt thường không thể nhìn thấy

1.6. Xét nghiệm HPV DNA

Đây là phương pháp sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định có hay không sự hiện diện của virus HPV. Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Thông thường, xét nghiệm HPV DNA được thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap Smear hoặc Thinprep. Mục đích là để thu thập các tế bào cổ tử cung, phát hiện và đánh giá những tế bào bất thường có nguy cơ gây ung thư từ sớm.

2. Sau khi biết kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung nên làm gì?

Có 2 trường hợp khi nhận kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung:

2.1. Kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung tốt

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc không có gì bất thường, các chỉ số nồng độ dưới trong mức an toàn thì bạn yên tâm là ung thư cổ tử cung chưa xuất hiện.

Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan dù kết quả bình thường. Bởi nhiều trường hợp sau khi nhận được kết quả tốt sẽ dẫn tới tâm lý chủ quan sức khỏe và bỏ qua các dấu hiệu bất thường. Chính tâm lý chủ quan này sẽ làm cho bạn mất đi “thời điểm vàng” để phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung sớm.

Do đó, bạn cần chủ động và nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình. Hãy duy trì lịch tầm soát ung thư cổ tử cung ít nhất 1 lần/năm. Việc theo dõi, kiểm tra định kỳ là cách để bạn nắm bắt được cơ thể mình có đang bị đe dọa bởi tế bào ung thư hay không. Trong khoảng nghỉ giữa mỗi lần thăm khám, cơ thể sẽ có rất nhiều những biến đổi mà chính bản thân không hề hay biết. Tới cơ sở y tế để tầm soát là cách bạn theo dõi sức khỏe cũng như thiết lập lá chắn ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhất.

Nên làm gì sau khi nhận kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Duy trì sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm

2.2. Kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung không tốt

Không ai muốn nhận kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung không tốt. Nếu không chuẩn bị kỹ tâm lý sẽ rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng sợ và bất an. Điều này khiến cho việc tiếp nhận điều trị bệnh về sau trở nên rất khó khăn.

Thay vào đó, bạn cần bình tĩnh đón nhận mọi chẩn đoán từ bác sĩ, cả tốt và xấu. Nếu khối ở giai đoạn khởi phát, khối u chưa phát triển thì hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi bệnh. Bác sĩ đưa phác đồ điều trị phù hợp với bạn, kết hợp với điều chỉnh lối sống – sinh hoạt để nhanh chóng cải thiện bệnh,

Sức khỏe thể chất khỏe mạnh khi tinh thần lạc quan và tích cực. Vì vậy, thay vì ủ rũ đón nhận kết quả xấu thì hãy đối mặt với nó. Lắng nghe “tiếng nói” của cơ thể mỗi ngày và thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nên làm gì sau khi nhận kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Luôn bình tĩnh đón nhận mọi kết quả

Nhiều chị em vẫn còn loay hoay chưa chọn được địa chỉ thăm khám uy tín cho riêng mình. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc TCI – một địa chỉ sàng lọc ung thư tin cậy của người dân Thủ đô. Với gói tầm soát ung thư vú được xây dựng riêng biệt cùng trải nghiệm thăm khám với loạt máy móc hiện đại sẽ sàng lọc bệnh chuẩn xác nhất.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được mình sẽ cần làm gì sau khi biết kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung rồi nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *