Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào? Cần lưu ý gì khi đi tiêm phòng cúm?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra cho người mắc nhiều triệu chứng khó chịu và mệt mỏi như ho, sốt, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi… Đối với những trường hợp nặng bệnh cúm có thể dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin cúm hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể. Vậy vắc xin cúm nào tốt, nên tiêm vắc xin cúm của nước nào để có hiệu quả phòng bệnh cao nhất, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào? Cần lưu ý gì khi đi tiêm phòng cúm?

1. Các loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại vắc xin cúm đến từ nhiều nước khác nhau. Tất cả các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng và được Bộ Y Tế phê chuẩn cấp phép sử dụng.

Các loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay ở Việt Nam là:

– Vắc xin cúm Ivacflu S của Việt Nam, vắc xin phòng được 3 chủng cúm, gồm 2 chủng A (H3N2, H1N1),và 1 chủng B (Victoria/Yamagata).

– Vắc xin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp, vắc xin phòng được 4 chủng cúm gồm 2 chủng A (H1N1, H3N2) và 2 chủng B (Yamagata, Victoria).

– Vắc xin cúm GC Flu của Hàn Quốc, vắc xin phòng được 4 chủng cúm gồm 2 chủng A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

– Vắc xin cúm Influvac Tetra của Hà Lan, vắc xin phòng được 4 chủng cúm gồm 2 chủng A (H1N1, H3N2) và 2 chủng B (Yamagata, Victoria).

Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào? Cần lưu ý gì khi đi tiêm phòng cúm?

Vắc xin cúm Ivacflu S của Việt Nam phòng được 3 chủng cúm, gồm 2 chủng A và 1 chủng B

2. Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất?

Nên đi tiêm vắc xin cúm của nước nào là thắc mắc chung của nhiều người khi đang có ý định tiêm phòng cúm.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý cần biết vắc xin cúm tiêm khi đang mang thai có an toàn không

Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào? Cần lưu ý gì khi đi tiêm phòng cúm?

Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào để đạt hiệu quả tốt nhất là thắc mắc chung của nhiều người

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) Hoa Kỳ, người dân có thể tiêm bất cứ loại vắc xin cúm nào đã được cấp phép. Không có vắc xin nào được ưu tiên hay được coi là tốt hơn loại vắc xin nào.

Điều quan trọng nhất cần quan tâm khi tiêm phòng vắc xin cúm là tiêm phòng đầy đủ mỗi năm một lần để cơ thể có đầy đủ kháng thể, bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh, bao gồm:

– Bảo vệ hệ miễn dịch

– Giảm tối đa nguy cơ mắc cúm và lây nhiễm cúm mùa sang cho người khác

– Giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ số người tử vong do cúm vào mỗi năm, nhất là đối với đối tượng trẻ em.

3. Thời điểm nên đi tiêm phòng vắc xin cúm

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường diễn ra quanh năm. Ở khu vực Bắc bán cầu, mùa cao điểm nhất của cúm thường rơi vào mùa đông và mùa xuân. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng cúm là trước khi bước vào mùa cao điểm từ 2 tuần đến 1 tháng và đặc biệt cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin cúm cần thời gian tối thiểu 2 tuần để có thể tạo ra đủ kháng thể bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên việc tiêm phòng vắc xin cúm cũng không nên thực hiện quá sớm vì có thể làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khi mùa cúm bước vào giai đoạn cao điểm.

4. Lưu ý khi đi tiêm phòng cúm

Dưới đây là một số lưu ý cho người tiêm phòng cúm để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng

4.1. Đối tượng chống chỉ định tiêm phòng vắc xin cúm

– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi vì bé còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm.

– Người bị dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm hoặc bất kỳ thành phần nào có  trong vắc xin. Thành phần dị ứng có thể là gelatin, thuốc kháng sinh, hoặc các thành phần thuốc khác.

– Một số người có tiền sử GBS thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm phòng vắc xin cúm

4.2. Đối tượng được chỉ định tiêm phòng cúm

– Trẻ em từ 6 tháng tuổi

– Người trên 50 tuổi

– Người mắc các bệnh tim, phổi, thận mãn tính

– Người bị hen suyễn

– Người bị tiểu đường

– Người bị nhiễm HIV

– Người được ghép tạng

– Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi thuộc đối tượng đã dùng aspirin lâu ngày

– Phụ nữ đang mang thai

– Những người có nguy cơ cao bị nhiễm virus cúm (người sống chung với người mắc bệnh cúm,các nhân viên y tế,..)

4.3. Tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm phòng Cúm

Tác dụng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm phòng vắc xin cúm là đau nhức, mẩn đỏ/ sưng tấy tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ, mệt mỏi,… Thông thường các triệu chứng này sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 ngày mà không cần bất cứ can thiệp gì.

Các tác dụng phụ hiếm hoi như sốt cao trên 39 độ, tình trạng sốt kéo dài, cơ thể co giật, lừ đừ, tím tái, khó thở,… cũng có thể xảy ra, tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm và chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ.

Sau khi tiêm ngừa, người được tiêm cần được theo dõi cẩn thận, nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường hoặc nghi ngờ bất thường cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và được các bác sĩ đưa ra phương án xử trí cần thiết.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn

Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào? Cần lưu ý gì khi đi tiêm phòng cúm?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu tiêm uốn ván 1 mũi và tính hiệu quả của vắc xin

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn

– Phòng tiêm Thu Cúc TCI có vị trí ngay cạnh Phòng khám đa khoa Thu Cúc TCI với đầy đủ chức năng khám/chữa và cấp cứu, sẵn sàng xử lý nhanh chóng trong trường hợp cần thiết.

– Bác sĩ tư vấn tiêm chủng là đội ngũ bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn, xử trí phản ứng phụ (nếu có).

– Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc xin khi đến tiêm chủng tại TCI. Tất cả vắc xin đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo quản cẩn thận trong hệ thống tủ lưu trữ hiện đại (đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008)

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cúm trên thị trường (Pháp, Hàn Quốc, hà Lan, Việt Nam) đáp ứng đa dạng nhu cầu và đối tượng khác nhau. Để được tư vấn chi tiết về tiêm chủng cúm, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *