Nên và không nên trong phòng bệnh tay chân miệng

Trong 5 năm đầu đời, trẻ có thể sẽ mắc một số bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong đó có tay chân miệng. Sự tồn tại của tay chân miệng thường đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu, làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của trẻ. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ nguyên nhân, phương thức lây nhiễm, triệu chứng, cách điều trị và đặc biệt là cách phòng bệnh tay chân miệng, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Nên và không nên trong phòng bệnh tay chân miệng

1. Nguyên nhân và phương thức lây nhiễm tay chân miệng

1.1. Nguyên nhân phát sinh tay chân miệng là virus họ Enterovirus

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chỉ cần chưa từng mắc tay chân miệng, ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Như vậy, trẻ nhỏ, trẻ lớn, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,… đều có nguy cơ bị tay chân miệng tấn công. Mặc dù vậy, vẫn theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đối tượng yêu thích hơn cả của bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng là trẻ em dưới 10 tuổi. Trong nhóm này, tay chân miệng xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo chuyên gia, nguyên nhân phát sinh tay chân miệng là virus. Cụ thể là virus họ Enterovirus. Trong nhiều chủng Enterovirus, tay chân miệng thường khởi phát do Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus (A16).

Nên và không nên trong phòng bệnh tay chân miệng

Virus họ Enterovirus là nguyên nhân phát sinh tay chân miệng.

1.2. Hai phương thức lây nhiễm tay chân miệng: Trực tiếp và gián tiếp

Trong mọi trường hợp lây nhiễm tay chân miệng, Enterovirus 71 (EV71)/Coxsackievirus (A16) đều “di chuyển” từ người mắc bệnh sang người không mắc bệnh thông qua một trong hai phương thức:

– Phương thức thứ nhất, trực tiếp: Người không mắc bệnh có thể lây nhiễm Enterovirus 71 (EV71)/Coxsackievirus (A16) và mắc bệnh, khi tiếp xúc trực tiếp với chất thải đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng), nước mắt, chất thải đường tiêu hóa (phân) người mắc bệnh.

– Phương thức thứ hai, gián tiếp: Người không mắc bệnh có thể lây nhiễm Enterovirus 71 (EV71)/Coxsackievirus (A16) và mắc bệnh, khi tiếp xúc gián tiếp với chất thải đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng), nước mắt, chất thải đường tiêu hóa (phân) người mắc bệnh, thông qua các đồ vật trung gian dính chúng.

Không có điều kiện thông thường nào có thể ngăn cản sự phát tán của tay chân miệng. Tuy nhiên, có những điều kiện nhất định mà trong đó, bệnh truyền nhiễm cấp tính này dễ dàng bùng phát thành dịch hơn, đó là: Trẻ nhỏ nói chung và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng, có bất thường về miễn dịch (miễn dịch yếu hoặc miễn dịch suy giảm); môi trường ô nhiễm; mùa hè và mùa thu.

2. Sự tồn tại của tay chân miệng thường biểu hiện thông qua các tổn thương da

Muốn nhận biết tay chân miệng rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần ghi nhớ và đối chiếu tổ hợp biểu hiện tay chân miệng dưới đây với biểu hiện thực tế của trẻ là được:

– Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng là những tổn thương da tồn tại dưới dạng các vết phồng rộp chứa dịch. Những tổn thương da tồn tại dưới dạng các vết phồng rộp chứa dịch này xuất hiện chủ yếu ở ngón tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, môi, lưỡi, niêm mạc miệng trẻ. Chúng có thể có màu đỏ hoặc không có màu. Dù đỏ hay không có màu, chúng cũng thường làm trẻ đau đớn và ngứa ngáy.

– Dấu hiệu nhận biết không đặc trưng của tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết không đặc trưng của tay chân miệng thường bao gồm sốt (thường trên 38°C hay 100.4°F); đau họng, khó nuốt (hệ lụy liên đới của các tổn thương da vùng miệng); mệt mỏi, uể oải, ủ rũ; trở nên dễ cáu gắt, dễ giận dữ hay có thể nói là trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Tìm hiểu thêm: Trẻ 8 tháng biếng ăn: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nên và không nên trong phòng bệnh tay chân miệng

Một trong những dấu hiệu nhận biết không đặc trưng của tay chân miệng là sốt.

3. Biến chứng tay chân miệng có thể đơn giản, cũng có thể phức tạp

Biến chứng tay chân miệng có tồn tại và chúng có thể đơn giản, cũng có thể phức tạp. Cụ thể, một số biến chứng trẻ bị tay chân miệng có thể sẽ phải đối diện là:

– Biến chứng phụ khoa: Như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…

– Biến chứng da: Như viêm da, viêm mô mỡ dưới da,…

– Biến chứng hệ thần kinh trung ương: Như viêm màng não (meningitis), viêm não (encephalitis), viêm não tủy,… Các biến chứng hệ thần kinh trung ương thường biểu hiện rất nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, co giật, mê sảng,…

– Biến chứng khác: Như viêm khớp (arthritis); viêm dạ dày – ruột; viêm màng phổi, viêm phổi; viêm gan; viêm cơ tim, suy tim;…

4. Điều trị tay chân miệng, quan trọng nhất là hạn chế triệu chứng

Mặc dù có thể biến chứng, chuyên gia vẫn đánh giá tay chân miệng là tương đối lành tính. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt trong 7 – 10 ngày. Chính vì vậy, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà. Để hạn chế triệu chứng tay chân miệng, gia tăng tốc độ trẻ hồi phục, bố mẹ nên chăm sóc trẻ theo một số lưu ý được chuyên gia khuyến cáo, như sau:

– Hạn chế triệu chứng tay chân miệng: Để giảm đau bố mẹ có thể cho trẻ uống Paracetamol hoặc Ibuprofen. Để giảm ngứa bố mẹ có thể cho trẻ bôi kem hoặc gel chống ngứa đặc biệt. Tuy nhiên, những sản phẩm hạn chế triệu chứng tay chân miệng này, trẻ cần phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

– Dinh dưỡng: Để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, bố mẹ phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng theo một chế độ lành mạnh. Thức ăn cay, nóng, cứng trẻ không nên ăn. Trẻ nên ăn thức ăn mềm, đồ uống mát, lạnh, như sữa chua, nước trái cây,…

– Nghỉ ngơi: Cũng để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, bố mẹ phải cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tay, chân, miệng trẻ bằng cách sử dụng nước ấm và các sản phẩm khử khuẩn để rửa chúng. Khi tay trẻ không sạch, không để trẻ chạm lên mắt, mũi, miệng,…

– Đảm bảo vệ sinh không gian và đồ đạc sinh hoạt của trẻ thường xuyên.

– Sau 7 – 10 ngày, nếu tay chân miệng không thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên tồi tệ, bố mẹ phải cho trẻ thăm khám và điều trị chuyên sâu với chuyên gia tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt.

5. Cách phòng bệnh tay chân miệng: Những việc bố mẹ nên và không nên làm

Trong dự phòng tay chân miệng, có một nhóm hoạt động bố mẹ nên làm và một nhóm hoạt động bố mẹ không nên làm, như sau:

– Nên: 100% cho trẻ ăn chín uống sôi. Rửa tay cho trẻ và bản thân nhiều lần trong ngày bằng nước ấm và các sản phẩm khử khuẩn. Ngâm hoặc tốt hơn là luộc quần áo trẻ với Cloramin B 2% trước khi giặt. Vệ sinh cẩn thận thường xuyên không gian và đồ đạc sinh hoạt của trẻ và gia đình bằng các sản phẩm khử khuẩn.

Nên và không nên trong phòng bệnh tay chân miệng

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách chữa viêm tai giữa cho trẻ

Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày là cách phòng bệnh tay chân miệng.

– Không nên: Cho trẻ ngậm và mút tay, đồ chơi. Cho trẻ dùng chung đồ đạc sinh hoạt với gia đình. Cho trẻ đến những địa điểm đã ghi nhận bệnh nhân tay chân miệng.

Phía trên là cách phòng bệnh tay chân miệng và nhiều thông tin hữu ích khác về tay chân miệng. Để được giải đáp chi tiết các thắc mắc về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *