Ngày nay, rất nhiều phụ nữ lựa chọn phương pháp thắt ống dẫn trứng, hay còn được gọi là triệt sản nữ để phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Đây là một phương pháp vô cùng phổ biến và an toàn, hiệu quả gần như là vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chị em sau khi triệt sản lại thay đổi ý định, mong muốn có thai trở lại. Vậy đã thắt ống dẫn trứng có tháo được không?
Bạn đang đọc: Nếu phụ nữ thắt ống dẫn trứng có tháo được không?
1. Phụ nữ đã thắt ống dẫn trứng có tháo được không?
Tháo nút thắt ống dẫn trứng hay còn được gọi là tái thông vòi trứng. Theo các bác sĩ, vẫn có cách để có thể thực hiện thủ thuật này. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc vi phẫu để nối liền vòi trứng lại, giúp phụ nữ có lại cơ hội mang thai lần nữa.
Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ sẽ chỉ đồng ý thực hiện tái thông vòi trứng đã thắt dựa trên một vài yếu tố sau:
– Trước đây đã từng thực hiện thắt ống dẫn trứng.
– Tuổi tác: Những phụ nữ dưới 40 tuổi tái thông vòi trứng có tỷ lệ thành công có thể lên đến 80%.
– Sức khỏe tổng thể: Nếu người bệnh có sức khỏe ổn định thì bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật.
– Tình trạng sức khỏe của buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung.
– Chiều dài còn lại của vòi trứng.
– Tiền sử thai kỳ trước đó.
– Tiền sử ngoại sản: phẫu thuật u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu hoặc các bệnh rối loạn phụ khoa khác.
Đặc biệt, những phụ nữ đã từng thực hiện những phẫu thuật trên thì có nguy cơ cao tử cung sẽ xuất hiện các mô sẹo. Do đó, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định tái thông ống dẫn trứng dựa vào phương pháp mà chị em đã chọn để thắt vòi trứng trước đây. Chính những mô sẹo trong tử cung đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của phương pháp tháo nút thắt vòi trứng.
Chính vì thế, tái thông ống dẫn trứng sẽ thích hợp nhất với những trường hợp:
– Ống dẫn trứng chỉ bị cắt một phần nhỏ
– Ống dẫn trứng được thắt bằng vòng hoặc kẹp.
– Thực hiện thắt ống dẫn trứng ngay sau khi sinh con lần cuối.
“Thắt ống dẫn trứng có tháo được không?” – Theo các bác sĩ, vẫn có cách để có thể thực hiện thủ thuật tái thông vòi trứng này
2. Quy trình thực hiện tái thông ống dẫn trứng
2.1. Thăm khám trước phẫu thuật
Để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, tỷ lệ thành công cao nhất có thể, bác sĩ sẽ chỉ định cả hai vợ chồng đều cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe. Việc này giúp bác sĩ đánh giá về khả năng mang thai lại sau khi tháo nút thắt vòi trứng.
Các chỉ định kiểm tra thể chất bao gồm:
– Xét nghiệm máu và đánh giá sức khỏe buồng trứng bằng phương pháp siêu âm.
– Kiểm tra chiều dài và chức năng của phần ống dẫn trứng còn lại bằng cách chụp X quang HSG.
– Đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng của người chồng.
Thực tế, chi phí cho những thủ tục thăm khám trên cùng chi phí thực hiện phẫu thuật tái thông ống dẫn trứng khá là tốn kém. Do đó, các cặp đôi nên cân nhắc kỹ lưỡng về mức độ cần thiết và tham khảo ý kiến bác sĩ về tỷ lệ thành công để có được quyết định đúng đắn.
Xét nghiệm máu và kiểm tra sức khỏe buồng trứng bằng phương pháp siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá về khả năng mang thai lại sau khi tháo nút thắt vòi trứng
2.2. Quy trình thực hiện tái thông ống dẫn trứng
Bên cạnh thắc mắc “thắt ống dẫn trứng rồi thì có tháo được không”, rất nhiều chị em phụ nữ cũng quan tâm đến quy trình thực hiện tháo nút thắt vòi trứng. Theo các chuyên gia Sản khoa, đây là một thủ thật khá phức tạp. Bởi lẽ vòi trứng có đường kính rất nhỏ (chưa đến 2mm). Do đó, thủ thuật này bắt buộc phải được thực hiện tại các bệnh viện uy tín, do các bác sĩ đầu ngành chính tay thực hiện.
Đầu tiên, người bệnh sẽ được gây mê hoàn toàn bởi một ca phẫu thuật tháo nút thắt vòi trứng thường diễn ra trong từ 2 – 3 giờ đồng hồ.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ luồn vào rốn của chị em thiết bị nội soi. Thao tác này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát toàn bộ ống dẫn trứng trong khu vực xương chậu. Sau đó bác sĩ mới đưa ra kết luận có quyết định thông hay không.
Trong trường hợp vòi trứng của chị em có khả năng phục hồi cao, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ gần lông mu tại vùng kín của người bệnh. Đường rạch này còn được gọi là “đường cắt bikini”.
Nhờ vào kính hiển vi được gắn ở đầu ống nội soi, bác sĩ sẽ dễ dàng thao tác tháo dụng cụ thắt ống trứng ra. Sau đó, bác sĩ thực hiện những mũi khâu vô cùng nhỏ để nối các đầu của ống dẫn trứng lại với nhau.
Tìm hiểu thêm: Điều cần biết khi làm mẹ: Khi nào nên đi khám thai lần đầu?
Theo các chuyên gia sản khoa, nối ống dẫn trứng là một thủ thật khá phức tạp
2.3. Chăm sóc sau phẫu thuật
Tùy theo phương pháp mà bác sĩ đã sử dụng khi tái thông vòi trứng mà mỗi ca phẫu thuật có thời gian phục hồi khác nhau. Phẫu thuật tái thông vòi trứng được đánh giá là một trong những phẫu thuật trong ổ bụng phức tạp nhất, mất nhiều thời gian nhất. Do đó, để nhanh hồi phục, chị em cần nhiều thời gian hơn và đòi hỏi phương pháp chăm sóc khắt khe hơn.
Tuy chị em chỉ cần nằm lại nghỉ ngơi tại bệnh viện khoảng 4 giờ, không cần lưu viện qua đêm nhưng cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau để sức khỏe mau hồi phục:
– Hạn chế quan hệ tình dục và làm việc nặng như bê vác các đồ vật trong tối thiểu hai tuần sau khi thực hiện nối ống dẫn trứng.
– Thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ không nhiễm trùng, phục hồi tốt.
– Nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: sốt cao, ngất xỉu, đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo…
3. Phẫu thuật tái thông vòi trứng có những biến chứng gì?
Có thể nói, biến chứng và rủi ro là điều không mong muốn của bất cứ ca phẫu thuật nào. Tuy rất hiểm nhưng vẫn có những chị em phụ nữ gặp phải một vài biến chứng như:
– Xuất huyết ổ bụng.
– Các cơ quan lân cận có nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương.
– Cơ thể không tiếp nhận thuốc gây mê.
– Dù phẫu thuật thành công thì phụ nữ vẫn có nguy cơ chửa ngoài tử cung.
– Nguy cơ tắc ống dẫn trứng do các mô sẹo gây ra.
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện sớm cần đi kiểm tra tầm soát ung thư phổi ngay
Nếu thấy có bất cứ biến chứng nào, các chị em hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ
Thực tế, nếu các chị em phụ nữ có ý định mang thai sau khi triệt sản thì có thể cân nhắc phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) mà không cần tái thông vòi trứng. Và để hạn chế những biến chứng như thai ngoài tử cung, IVF cũng là một lựa chọn phù hợp.
Như vậy, câu trả lời cho vấn đề “Thắt ống dẫn trứng có tháo được không”, các chuyên gia sản khoa khẳng định là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện thủ thuật này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.