Bệnh bạch hầu hiện đang là vấn đề nổi cộm tại nước ta nói chung và miền Bắc nói riêng, do đã có sự xuất hiện trở lại của các ca bệnh bạch hầu và đã có ca bệnh tử vong. Bởi vậy, Bộ Y tế khuyến nghị mọi người dân tiêm vắc xin và thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu trong thời gian tới.
Bạn đang đọc: Ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu
1. Dịch bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?
Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào khi chưa tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, đối tượng nhiễm bệnh bạch hầu chủ yếu vẫn đang là nhóm trẻ em dưới 15 tuổi. Tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Nếu không kiểm soát tốt, dịch bệnh bạch hầu có thể lan rộng và đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào khi chưa tiêm phòng vắc xin
– Các chuyên gia y tế cho biết vi khuẩn gây bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp từ người sang người. Vì vậy, khi tiếp xúc với người bệnh, cần cẩn thận và nên đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây lan qua tiếp xúc gián tiếp, ví dụ như sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh bạch hầu, mỗi người nên sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân. Thông thường, sau khoảng 6 tuần kể từ khi nhiễm khuẩn, người bệnh bắt đầu có thể lây truyền vi khuẩn cho những người khỏe mạnh khác dù người bệnh có mang triệu chứng lâm sàng hay không.
– Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm mũi, họng, khí quản và các vùng khác. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp tổn thương ở kết mạc mắt, da hoặc các bộ phận sinh dục do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae.
– Bạch hầu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tắc nghẽn đường hô hấp, viêm thận, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm dây thần kinh ngoại biên, xuất huyết giảm tiểu cầu và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến tử vong. Và tỷ lệ tử vong do bạch hầu gây ra trên tổng số trường hợp nhiễm bệnh là từ 5-10%.
Khi xuất hiện trường hợp nhiễm bạch hầu, cần ngay lập tức cách ly và điều trị để hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng, tránh bùng phát thành dịch khó kiểm soát.
2. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu ở Việt Nam
Trong những năm qua, công tác tiêm chủng vắc xin đã được triển khai tốt tại Việt Nam, nhờ vậy mà dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em nói chung và bạch hầu nói riêng đã được kiểm soát tốt ở mọi địa phương. Tuy nhiên, theo thông tin của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ tháng 5/2023 đến hết tháng 9/2023, tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác 20 trường hợp mắc bạch hầu và nhiều trường hợp nghi nhiễm khác tại 1 số xã thuộc tỉnh Hà Giang, Điện Biên và Thái Nguyên, trong đó 03 ca đa tử vong.
Mặc dù các ca bệnh rải rác nhưng xuất hiện ở cả 03 tỉnh đã cảnh báo bệnh bạch hầu có thể lan rộng, kéo dài, số ca bệnh có thể gia tăng và thêm trường hợp tử vong. Đặc biệt, với tình hình giao thông thuận tiện như hiện nay, sự giao lưu như đi tham quan du lịch, làm việc, buôn bán giữa các vùng miền gia tăng nên các bệnh lây qua đường hô hấp như bạch hầu có thể dễ dàng lây lan giữa các tỉnh thành của Việt Nam.
Vì vậy, nguy cơ bùng phát thành đợt dịch bạch hầu là rất cao nếu mọi người dân không có sự chủ động ngừa bệnh và chung tay vào công tác phòng chống dịch.
3. Những biểu hiện bạn có thể đã mắc bệnh bạch hầu
Để ngăn ngừa sự lan truyền của dịch bạch hầu, việc nhận biết các triệu chứng điển hình là rất quan trọng. Điều này giúp chúng ta phát hiện sớm và hạn chế nguy cơ lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
Triệu chứng của bạch hầu thường xuất hiện sau khoảng 3-5 ngày từ khi nhiễm khuẩn. Những triệu chứng phổ biến bao gồm đau họng, ho và sốt. Những dấu hiệu này có thể tương tự với nhiều vấn đề sức khỏe khác, do đó khá khó để phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần chú ý để đi khám kịp thời khi phát hiện các bất thường.
Tìm hiểu thêm: Thông tin hữu ích về vacxin chống ung thư cổ tử cung
Để ngăn ngừa sự lan truyền của dịch bệnh bạch hầu, việc nhận biết các triệu chứng điển hình là rất quan trọng
Bệnh bạch hầu thường có những triệu chứng sau:
– Sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi và có giả mạc ở amidan hoặc thành sau họng hoặc mũi. Giả mạc này có màu trắng ngà hoặc xám, bề mặt bóng, dai và dính chặt. Nếu bóc ra, có thể gây chảy máu.
– Có thể gây khàn tiếng và khó thở do tác động lên thanh quản.
– Có thể gây sưng to các hạch ở góc hàm, tạo nên dấu hiệu cổ bạnh hoặc cổ bò.
– Có thể xuất hiện các vết loét ở trên da.
– Có thể gây biểu hiện của tình trạng nhiễm độc toàn thân, bao gồm mệt mỏi và da xanh tái.
– Riêng đối với bệnh nhân mắc bạch hầu mũi, triệu chứng điển hình là chảy nước mũi kèm theo dịch nhầy, có thể có chút máu.
– Người bị bạch hầu họng có nguy cơ sưng khu vực dưới hàm hoặc quanh hạch cổ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm bệnh nhân tự ti về ngoại hình. Nguy cơ nghiêm trọng nhất là nhiễm độc nặng, với các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong.
Theo thời gian, triệu chứng bạch hầu trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa sức khỏe của bệnh nhân. Bởi vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên môn để thăm khám, đồng thời, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh diễn biến phức tạp. Bởi một khi dịch bạch hầu đã bùng phát, rất khó để bác sĩ kiểm soát và điều trị tất cả bệnh nhân.
4. Ngăn chặn sự gia tăng mạnh mẽ của dịch bệnh bạch hầu
Nhằm góp phần vào việc đẩy lùi bệnh bạch hầu, tránh cho bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch nguy hiểm, khó kiểm soát, mọi người dân đều cần chủ động trong công tác phòng chống dịch:
– Trang bị kiến thức về bệnh bạch hầu: để biết cách ngừa bệnh hiệu quả và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh bạch hầu.
– Đảm bảo vệ sinh nhà ở, nhà trẻ và lớp học có không gian thông thoáng, sạch sẽ và đủ ánh sáng.
– Khi có các ổ dịch bạch hầu, cần tăng cường giám sát và phát hiện các trường hợp viêm họng có mảng giả mạc. Tiến hành cách ly và điều trị cho tất cả người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh, kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch.
– Tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch cho mọi đối tượng, từ trẻ em, người lớn đến người già.
Hiện tại, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đã chuẩn bị sẵn sàng các loại vắc xin chứa thành phần bạch hầu để chủng ngừa cho mọi khách hàng. Thực hiện tiêm chủng ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng.
>>>>>Xem thêm: Tiêm ngừa cho trẻ mẫu giáo, tiểu học giúp phòng bệnh hiệu quả
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đã chuẩn bị sẵn sàng các loại vắc xin chứa thành phần bạch hầu để chủng ngừa cho mọi khách hàng
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn thông tin về dịch bệnh bạch hầu. Để được tư vấn chi tiết hơn về vắc xin ngừa bạch hầu cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.