Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vậy ngón tay bị sưng đỏ và đau nhức là bệnh gì và cần làm thế nào để chữa trị?
Bạn đang đọc: Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là bệnh gì?
1. Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là bệnh gì?
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý sau:
1.1. Bệnh viêm khớp ngón tay
Đây rất có thể là nguyên nhân khiến các ngón tay, tại các khớp bị sưng đỏ và đau nhức. Đặc biệt là khi người bệnh cử động nó càng khiến cơn đau gia tăng mức độ, người bệnh không thể nắm chắc vật trong tay. Tình trạng này sẽ giảm dần nếu người bệnh để các ngón tay được nghỉ ngơi, sau khi massage và các biện pháp giảm đau hỗ trợ.
Sưng đỏ ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị
1.2. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Đau nhức, sưng đỏ ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi thời tiết trở trời, mưa ẩm mọi người sẽ bị đau dữ dội và kéo dài hơn so với bình thường. Đây là căn bệnh mạn tính nguy hiểm nếu không điều trị đúng thời điểm. Thậm chí nó có thể bị biến dạng khớp, teo cơ hạn chế cử động của các ngón tay và phải phụ thuộc vào người khác từ những hoạt động sinh hoạt bình thường.
1.3. Bệnh gout
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể do bệnh gout gây ra. Ban đầu, bệnh sẽ diễn ra âm thầm, chỉ khi trời trở lạnh hay khi người bệnh nạp quá nhiều purin vào cơ thể thì các khớp ngón tay mới sưng đỏ và đau. Nhưng càng về sau, tình trạng này sẽ đến thường xuyên hơn, đến khi mạn tính sẽ mọc các hạt u cục tại các khớp ngón tay và gây biến dạng vô cùng xấu xí.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các cách điều trị viêm khớp gối hiện nay
Bệnh gout là một trong những nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng đỏ
1.4. Tập thể dục quá sức
Trong quá trình tập thể dục, thể thao, tim, phổi và cơ bắp thường hoạt động nhiều hơn so với những cơ quan khác. Do đó, lượng máu chủ yếu vận chuyển đến các bộ phận này. Điều đó dẫn đến các mạch máu nhỏ đầu ngón tay phản ứng gây ra hiện tượng mở rộng mạch máu và biểu hiện sưng phù.
1.5. Hiện tượng giữ nước
Khi chất lỏng trong cơ thể tích tụ ở các mô hoặc khớp sẽ gây sưng ngón tay. Ăn mặn là một trong những nguyên nhân giữ ra hiện tượng này. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng khi bị sưng tay do giữ nước.
Mặt khác, trong trường hợp ngón tay, bàn tay và bàn chân đều bị sưng phù, người bệnh nên chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu báo động sức khỏe gặp vấn đề.
1.6. Chấn thương ở tay
Một số chấn thương trong sinh hoạt có thể là nguyên nhân dẫn tới sưng phù ngón tay, đặc biệt là khi tay bị trật khớp, bong gân, gãy xương…
Trong trường hợp vết thương nhẹ, người bệnh có thể phục hồi bằng cách tiến hành biện pháp chườm đá, thư giãn, dùng thuốc giảm đau… Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng ngày càng nghiêm trọng mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần chủ động thăm khám để điều trị kịp thời.
1.7. Nhiễm trùng
Ba tác nhân có thể làm sưng ngón tay là:
– Herpetic whitlow 9 (ngón tay trắng): Đây là bệnh nhiễm trùng herpes gây ra các mụn nước nhỏ, sưng tấy và có máu trên các ngón tay.
– Viêm quanh móng: Nhiễm trùng ở móng tay do vi khuẩn hoặc nấm.
– Chín mé (bệnh Felon): Tình trạng nhiễm trùng có mủ sẽ gây tình trạng đau đớn ở đầu ngón tay. Hiện tượng sưng và nhiễm trùng có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị sớm.
2. Ngón tay sưng đỏ đau nhức phải làm gì?
Khi ngón tay có hiện tượng sưng đỏ đau nhức, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân và định hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Những nguyên nhân gây đau khớp gối
Thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân và định hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giúp làm giảm triệu chứng đau nhức sưng đỏ tức thì như ngâm tay trong nước nóng hoặc nước lạnh.
– Với nước lạnh bạn chuẩn bị một thau nước sau đó cho đá vào rồi ngâm tay, cách làm này sẽ làm giảm tình trạng sưng đỏ và nóng ở các khớp cũng như giúp dịu lại cơn đau nhức.
– Nếu ngâm nước nóng, người bệnh nên pha vài hạt muối và vài lát gừng để ấm và ngâm cho đến khi nước nguội hẳn, cách làm này giúp cho máu và các dây thần kinh ở ngón tay được hoạt động tốt hơn tránh bị tắc nghẽn gây sưng đỏ và đau.
Khi ngón tay bị sưng đau nhức, cần cho các ngón tay được nghỉ ngơi kết hợp massage nhẹ nhàng, cách làm này cũng sẽ cải thiện tình trạng bệnh khá hiệu quả tránh trường hợp cố làm việc khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Để có thể biết chính xác tình trạng bệnh, khi xuất hiện triệu chứng sưng đỏ ngón tay kéo dài, bạn nên tới các cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, chúng ta cần giữ một nếp sống, sinh hoạt khoa học để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.