Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết

Ngón tay dùi trống hay còn gọi là ngón tay khum mặt kính đồng hồ là bệnh lý biến dạng ngón tay, ngón chân liên quan đến một số vấn đề ở phổi, tim. Sự bất thường ở ngón tay, ngón chân có thể vô hại nhưng đôi khi, nó là dấu hiệu của nhiều bất thường về sức khỏe cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy ngón tay dùi trống khi nào là nguy hiểm? Tham khảo thêm các thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết

Tiêu chuẩn ngón tay dùi trống

Để đánh giá ngón tay khum mặt kính đồng hồ, các bác sĩ sẽ có các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, cụ thể là:

Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết

Ngón khum mặt kính đồng hồ là biểu hiện bệnh lý của nhiều vấn đề sức khỏe

  • Đo góc giữ nền móng và móng: Thông thường, góc giữa nền móng và móng khoảng 1600. Nếu nó lớn hơn 1800 thì có thể người bệnh đã bị ngón tay dùi trống.
  • Đo tỷ số về chiều cao: Bác sĩ sẽ đo chiều cao đốt ngón xa và ở đối ngón giữa xa. Nếu tỷ số 1 thì có nghĩa đã bị.
  • Kiểm tra lâm sàng: Người bệnh áp mặt móng của 2 đầu ngón tay vào nhau. Ở người bình thường, góc mở giữa 2 móng nhỏ bằng 0. Nếu góc mở >300 thì có thể bị ngón tay khum mặt kính đồng hồ.

Các giai đoạn bệnh

Ngón tay dùi trống có đặc trưng phồng lên ở đầu ngón tay, móng tay cũng có bất thường. Bệnh trải qua 5 giai đoạn:

Tìm hiểu thêm: Cách giải quyết cơn đau lưng nhanh chóng hiệu quả tức thì

Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết

Khi bị bệnh phần móng lồi hơn mức bình thường tùy theo từng giai đoạn.

+ Mềm giường móng, tạo cảm giác xốp khi ấn lên móng

+ Giường móng và nếp móng mất góc bình thường

+ Móng tay mọc lồi khác thường

+ Đầu ngón tay dày lên

+ Móng tay sáng bóng, có nếp nhăn của móng và da

Những người nào bị bệnh thường sẽ có cả triệu chứng ngón chân dùi trống. Tốt nhất, hãy luôn theo dõi bàn tay của bạn khi có dấu hiệu khác thường bởi các bất thường về sức khỏe nếu để càng lâu, khả năng hồi phục sẽ càng thấp ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể.

Cơ chế ngón tay dùi trống

Có nhiều giả thiết về cơ chế ngón tay khum. Hiện nay, giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất liên quan đến tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu.

Theo giả thuyết này, ở phổi, mẫu tiểu cầu vỡ ra thành nhiều mảnh và chúng trở thành tiểu cầu. Nếu không xảy ra vỡ tiểu cầu, toàn bộ mẫu tiểu cầu có thể bám chặt vào mạch máu nhỏ ở đầu chi. Chúng kẹt lại sẽ giải phóng PDGFs, kết tập nhiều tế bào. Từ đó thúc đẩy tăng sinh tế bào cơ và gây nên ngón tay dùi trống.

Trong bệnh lý tim bẩm sinh, các mô xa như đầu chi sẽ không được cung cấp đủ oxy khiến các mạch máu ở đâu phản ứng giãn to để tăng lượng máu đến cũng như cung cấp oxy cung cấp cho mô làm hình thành ngón tay dùi trống.

Những bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính, các ngón tay cũng không được cung cấp đủ oxy gây ngón tay, ngón chân dùi trống.

Ngón tay dùi trống gặp trong bệnh gì?

Ngón tay khum mặt kính đồng hồ là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Bệnh lý tim mạch: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tim bẩm sinh…
  • Hô hấp: Giãn phế quản, áp xe phổi, xơ hóa phổi tự phát, ung thư phổi…
  • Tiêu hóa: Viêm ruột, xơ gan,…
  • Cường tuyến thượng thận thứ phát
  • Bệnh lý thiếu máu mạn tính.

Phát hiện bệnh cần phải làm gì?

Ngón tay dùi trống thường là biểu hiện bệnh lý cần được thăm khám để xử trí kịp thời các vấn đề xảy ra trong cơ thể. Do vậy, khi phát hiện bị ngón tay khum mặt kính đồng hồ, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết

>>>>>Xem thêm: Đau lưng và những điều cần biết

Khi có dấu hiệu, người bệnh nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Cần phân biệt giữa ngón tay dùi đục và ngón tay dùi trống. Thông thường, bàn tay dùi đục dùng để chỉ người có tay thô, kém thon và ngắn. Nó không phải bệnh lý mà là cấu trúc xương khớp, thói quen lao động tạo nên. Tuy nhiên nếu bạn không thể phân biệt được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để chắc chắn mình không gặp phải bất thường nào về sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trên đây bạn đã phần nào hiểu rõ bệnh ngón tay dùi trống, nếu còn thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *