Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, thực hiện chức năng tổng hợp và bài tiết hormone giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất. Do đó, bất cứ vấn đề nào xảy ra tại tuyến giáp (bao gồm nhân tuyến giáp) đều có thể gây rối loạn các chức năng của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng cho biết người bệnh có nhân tuyến giáp kiêng ăn gì có thể hỗ trợ quá trình điều trị, hạn chế tăng nặng các triệu chứng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Người bệnh có nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?
1. Hiểu về bệnh nhân tuyến giáp
Nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối hình thành do các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường. Nhân có thể đặc, rắn hoặc chứa đầy chất lỏng.
Trong hầu hết các trường hợp, nhân tuyến giáp là lành tính, chỉ một tỷ lệ nhỏ 5-10% có liên quan đến ung thư.
Ở giai đoạn đầu, bệnh tiến triển âm thầm nên thường không gây ra triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ thông qua siêu âm vùng cổ.
Khi các nhân tuyến giáp tăng kích thước, chèn ép các cơ quan, người bệnh có thể cảm thấy vùng cổ to ra, nuốt nghẹn, khó thở, ho, khàn tiếng… Một số nhân có thể liên quan đến các triệu chứng toàn thân như: hồi hộp, tăng tiết mồ hôi, run tay, sụt cân, mất ngủ…
Người bệnh khi nghi ngờ các dấu hiệu bất thường như trên, cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Tỷ lệ mắc nhân tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 7 lần so với nam giới.
2. Người mắc bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?
Trong quá trình theo dõi hoặc điều trị nhân tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng cũng là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi ăn uống thiếu điều độ có thể làm trầm trọng các triệu chứng kèm theo, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Tuy nhiên bằng cách ghi nhớ các thực phẩm người bệnh nhân tuyến giáp nên kiêng ăn, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh, tránh chuyển biến nặng hoặc tái phát.
2.1 Người bệnh có nhân tuyến giáp kiêng ăn gì – Đậu nành
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có thành phần chứa isoflavone. Đây là hợp chất khi đi vào cơ thể có thể cản trở quá trình tổng hợp i-ốt tại tuyến giáp, khiến các triệu chứng nhân tuyến giáp càng rõ ràng hơn. Nếu đang sử dụng thuốc tuyến giáp, thành phần từ đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc từ ruột.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh trầm cảm
Đậu nành là thực phẩm cần hạn chế sử dụng đối với bệnh nhân tuyến giáp.
2.2 Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh
Chứa hàm lượng chất béo cao, theo nghiên cứu có thể làm chậm quá trình sản xuất hormone thyroxin tại tuyến giáp. Đồng thời loại thực phẩm này cũng có thể làm mất tác dụng của một số loại thuốc điều trị nhân giáp hay các triệu chứng tuyến giáp.
Mặt khác, các sản phẩm đồ đóng hộp, đông lạnh do chứa calo rỗng, các phụ gia không tốt cho sức khoẻ, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh tuyến giáp nói chung.
2.3 Các loại rau họ cải
Bông cải xanh, bắp cải, củ cải, cải ngọt, cải đắng, cái chip, cải xoăn, cải kale… là loại rau củ giàu chất xơ, vitamin và dinh dưỡng. Loại thực phẩm này rất tốt cho sức khoẻ nói chung nhưng lại chứa nhiều Glucosinate, gây cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi ăn quá nhiều có thể gây giảm hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến này.
Người bệnh có nhân tuyến giáp không nên bổ sung quá 142 gram các loại rau họ cải một ngày. Đồng thời cần nếu chín chúng để giảm tác dụng, không ảnh hưởng đến tuyến giáp.
2.4 Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao
Loại thực phẩm chứa các chất béo bão hoà như bơ, thịt mỡ, đồ chiên rán, sốt mayonnaise… có thể càn trở tổng hợp hormone tuyến giáp. Nếu người bệnh đang trong quá trình điều trị nhân giáp có liên quan đến suy giáp bằng liệu pháp thay thế hormone, việc tiêu thụ các sản phẩm giàu chất béo có thể gây gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.
2.5 Đồ ngọt (thực phẩm có chứa đường)
Các thực phẩm chế biến sẵn chứa lượng đường tinh luyện cao như bánh, kẹo, snack đóng gói, nước ngọt… có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng nhân tuyến giáp. Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài còn có thể gây các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng cân.
2.6 Lúa mạch, lúa mì
Có thành phần chính là Gluten, khi nạp vào cơ thể quá nhiều, đặc biệt với bệnh nhân celiac có thể gây kích ứng ruột non, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc hormone tuyến giáp. Ngoài ra chế độ ăn loại bỏ Gluten được cho là mang lại lợi ích cho nữ giới mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Để hạn chế ảnh hưởng của Gluten, người bệnh nhân tuyến giáp có thể lựa chọn các loại bánh mì, mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
Trường hợp người bệnh đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp, nên ăn loại thực phẩm này trước uống thuốc vài giờ hoặc sau khi ăn các thực phẩm giàu chất xơ nhằm hạn chế sự hấp thu hormone tuyến giáp.
2.7 Nội tạng động vật
Đây là loại thực phẩn chứa hàm lượng axit lipoic khá cao. Nếu người bệnh nhân tuyến giáp ăn quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn chức năng tuyến này. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tuyến giáp sử dụng trong điều trị.
2.8 Người bệnh có nhân tuyến giáp kiêng ăn gì – Uống cà phê, bia rượu
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ tuổi
Bệnh nhân tuyến giáp kiêng ăn gì – Cafe và đồ uống có cồn.
Cà phê, trà, socola… là các thực phẩm, đồ uống chứa caffein có thể làm trầm trọng các triệu chứng nhân tuyến giáp có liên quan đến cường giáp. Nếu người bệnh có các dấu hiệu như cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh, nên cân nhắc loại bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế loại thực phẩm này. Thay vào đó, người bệnh có thể dùng các loại nước ép trái cây, trà thảo mộc tự nhiên…
Rượu, bia hay đồ uống có cồn chứa các chất độc gây hư hại tế bào tuyến giáp, từ đó ức chế sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, loại đồ uống này khi sử dụng trong thời gian dài còn có thể khiến người bệnh nhân tuyến giáp có các vấn đề suy giáp.
Hy vọng thông qua các thông tin cung cấp trong bài, bạn đã nắm được người bệnh nhân tuyến giáp kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe, hạn chế khả năng bệnh diễn biến nặng. Bên cạnh chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần có thói quen chủ động kiểm tra sức khoẻ định kỳ nhằm sớm phát hiện các bất thường tại tuyến giáp và có hướng điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.