Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Đối với điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ chủ yếu sẽ đánh giá trên mức độ và thể trạng của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cải thiện và điều trị bệnh. Vậy người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Nên kiêng gì? 

Bạn đang đọc: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

1. Khái niệm và thông tin về thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hiện nay xuất hiện ở hầu hết các đối tượng: cả người trẻ và người lớn tuổi. Giai đoạn đầu, bệnh thường không có quá nhiều biểu hiện rõ rệt. Càng về sau các triệu chứng xuất hiện nhiều và có cường độ mạnh hơn. Khi đó kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ thường gặp phải tình trạng: mỏi, đau cổ nhất là khi cúi, gập hay quay đầu. Các cơn đau kéo dài còn kèm theo: vẹo cổ; tê mỏi tay, cánh tay; nhức đầu, ù tai; chóng mặt;…

2. Thực phẩm nào tốt cho thoái hóa đốt sống cổ?

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh cũng cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt với hệ xương khớp của mình. Việc này giúp quá trình điều trị được đẩy nhanh và hiệu quả hơn.

2.1. Thực phẩm giàu vitamin A

Những thực phẩm giàu vitamin A không chỉ giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật mà còn giúp cơ thể nhanh được hồi phục. Bên cạnh đó vitamin A còn giúp hỗ trợ quá trình hình thành lên xương và hấp thụ protein hiệu quả với cơ thể.

Vitamin A đa phần có trong các thực phẩm: gan bò, bê, gà, trứng, sữa, phô mai hay các loại trái cây màu cam: cà rốt, đu đủ,… và nhóm rau có màu xanh đậm: khoai lang, chân vịt,…

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm giàu vitamin A cho người bị thoái hóa

2.2. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì để bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng tăng cường sức khỏe đối với tủy xương. Đồng thời loại vitamin này còn giúp cho cột sống cổ được phát triển và thực hiện tốt các chức năng của nó. Người bệnh cần được bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 để phần nào cải thiện được tình trạng thoái hóa.

Thực phẩm có nhiều vitamin B12 như: gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa, phô mai, sữa chua,…

2.3. Tăng cường bổ sung vitamin C và vitamin D

Bổ sung vitamin C giúp quá trình điều trị thoái hóa được hỗ trợ và cải thiện rất nhiều. Vì vitamin C có chức năng rất quan trọng trong hình thành collagen cho cơ thể. Quá trình này sẽ giúp cho việc chữa lành các vết thương ở gân, dây chằng, đĩa đệm được nhanh và hiệu quả hơn. Thực phẩm giàu vitamin C có thể kể tới như: ổi, trái cây thuộc họ cam, cà chua, khoai tây,…

Các thực phẩm giàu vitamin D giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể và tăng cường phát triển xương. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương, gãy xương và thoái hóa phát triển. Bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm như: cá, dầu cá, lòng đỏ trứng,… chúng chứa rất nhiều vitamin D.

2.4. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì để bổ sung nhiều omega3?

Các loại cá có chứa nhiều omega3 sẽ hỗ trợ chống viêm rất tốt đối với người bị mắc thoái hóa. Hợp chất này còn giúp ức chế các phản ứng viêm ở đốt sống bị thoái hóa và các phần mềm xung quanh. Đối với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng cá béo 2 lần/tuần để tăng cường omega3 cho cơ thể. Các loại cá như: cá cơm, cá thu, cá mòi, cá trích, cá bơn,… Ngoài ra còn có các hải sản: hàu, trứng cá muối,… Bạn có thể thay đổi để bữa ăn được phong phú và đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Tìm hiểu thêm: Sơ cứu cố định xương cẳng tay đúng kỹ thuật

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Omega3 thường có nhiều trong các loại cá béo và một số hải sản

2.5. Thực phẩm giàu sắt, canxi và các loại hạt

Thực phẩm giàu canxi là rất cần thiết đối với sức khỏe và cả sự phát triển của xương khớp. Bổ sung canxi còn hạn chế được khả năng loãng xương, nứt xương. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: sữa, sữa chua, các loại đậu, cá hồi, rau xanh,…

Sắt cũng là chất dinh dưỡng cần được bổ sung đối với người bị thoái hóa. Nó giúp duy trì sức khỏe cho cơ thể nhờ chức năng nhận oxy và đào thải carbon. Bên cạnh đó sắt còn hỗ trợ sản xuất myoglobin (thúc đẩy sức khỏe và phát triển cột sống). Thực phẩm giàu sắt như: cua, bò, đậu nành, trứng,…

Các loại hạt cũng là nhóm thực phẩm được đánh giá cao trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp. Ví dụ như: hạt chia rất giàu hàm lượng omega3, đạm, magie, canxi và cả các vitamin thiết yếu. Hạt óc chó lại cung cấp cho cơ thể nhiều: mangan, đồng, canxi, và cả chất chống oxy hóa.

3. Người mắc thoái hóa đốt sống cổ cần kiêng gì?

Những thực phẩm bạn hấp thụ vào cơ thể có vai trò rất lớn đối với hệ xương khớp. Bên cạnh những thực phẩm tốt thì cũng có không ít những thực phẩm không tốt khiến tình trạng sưng viêm, hay thoái hóa phát triển mạnh hơn.

– Thực phẩm dầu mỡ: những đồ ăn có hàm lượng dầu mỡ cao sẽ khiến sưng, viêm ở các đốt sống của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bị thoái hóa cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm này.

– Thức ăn cay nóng như: ớt, gừng, hạt tiêu,… cũng có thể trở thành tác nhân làm tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra chúng còn khiến các cơn đau nhức diễn ra với tần suất ngày một nhiều. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Đồ có chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… gây nhiều tác động xấu tới đốt sống cổ và cả hệ thống xương khớp.

– Thức ăn nhiều muối, đường như: thịt xông khói, thịt muối, đồ ăn đóng hộp,… Nếu sử dụng quá nhiều các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng ở các đốt bị thoái hóa.

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Gãy xương mác cẳng chân bao lâu thì lành và cách chăm sóc?

Sử dụng nhiều thịt xông khói, đồ đóng hộp gây nguy hiểm cho cả xương khớp và cả sức khỏe

Bên cạnh việc chú trọng về chế độ dinh dưỡng thường ngày, người bệnh cũng nên thực hiện kết hợp với các bài tập, vận động phù hợp giúp cải thiện hệ thống xương khớp. Người bệnh cũng nên đi thăm khám định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *