Cận nhẹ là tình trạng mắt nhìn xa hơi mờ, đôi khi phải nheo lại để nhìn rõ mọi vật. Khi bị cận thị bạn phải đeo kính để mắt điều tiết nhìn tốt hơn. Vậy còn người bị cận nhẹ có nên đeo kính không? Tìm hiểu ngay sau đây cùng Thu Cúc TCI nhé.
Bạn đang đọc: Người bị cận nhẹ có nên đeo kính không?
1. Thế nào là cận thị nhẹ?
Cận thị là tình trạng khi hình ảnh không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ ngay phía trước võng mạc dẫn tới nhìn gần rõ nhưng nhìn xa thì bị mờ.
Cận thị nhẹ là cận thị chỉ ở mức dưới 3 độ. Người cận thị nhẹ sẽ có số đo mắt nằm trong khoảng từ 0.25 độ đến 3 độ. Người bị cận thị nhẹ thường gặp khó khăn về việc nhìn rõ mọi vật trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì bệnh này ít gây biến chứng như lác hay nhược thị.
Cuộc sống và công việc vẫn bị ảnh hưởng khi bị cận nhẹ.
Triệu chứng cận nhẹ gồm có:
– Nhìn xa bị mờ mờ nhưng khi nhìn gần rõ hơn.
– Nhìn kém hơn bình thường vào ban đêm hoặc ở nơi thiếu ánh sáng.
– Mắt nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh.
– Hay bị mỏi mắt, nhức mắt hoặc chảy nước mắt.
– Mắt phải nheo khi nhìn xa, đôi khi phải dịu mắt, chảy nước mắt khi đọc sách, nhìn màn hình điện thoại, tivi,…
– Phải nheo mắt lại để nhìn khi không thấy rõ gây nhức đầu.
– Phải dùng tay dò từng chữ khi đọc sách hoặc văn bản chữ nhỏ vì dễ lạc chỗ cần đọc.
– Dù có nghỉ ngơi nhưng các tình trạng về mắt trên vẫn không thuyên giảm.
Triệu chứng ở người cận thị nhẹ cũng tương tự như cận thị chung, nhưng mức độ thấp hơn ở người cận thị trung bình và nặng. Người bị cận nhẹ thấy rõ hơn khi gần, càng nhìn xa càng bị mờ. Người bị cận thị nặng thì lúc nhìn gần hay xa đều mờ.
2. Cận nhẹ có nên đeo kính không?
Đa số các trường hợp cận thị đều bắt đầu từ cận nhẹ, vậy người cận nhẹ có nên đeo kính không? Các bác sĩ Nhãn khoa cho biết đeo kính là một giải pháp đơn giản hỗ trợ cải thiện khả năng nhìn tốt hơn. Ngoài ra, giúp người cận thị nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa. Kính cận sẽ có tác dụng điều chỉnh điểm hội tụ của hình ảnh về đúng vị trí trên võng mạc.
Mắt bạn sẽ phải điều tiết quá mức khi bị cận thị mà không đeo kính. Từ đó, lâu dài bạn dễ mỏi mắt, đau nhức mắt, đau đầu,… Nếu chủ quan và để lâu ngày thị lực sẽ càng bị tổn hại nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Viêm bờ mi mắt nguyên nhân và cách điều trị
Người cận nhẹ vẫn cần đeo kính để mắt có thể nhìn rõ ở cả xa và gần, tránh nhất là tình trạng mắt phải điều tiết quá mức gây tăng độ.
Vì vậy, người bị cận thị dù nhẹ cũng nên đeo kính phù hợp, dựa vào độ cận mà tần suất sử dụng kính sẽ khác nhau:
2.1 Người bị cận dưới 0.5 độ:
Với trường hợp này thì có thể đeo hoặc không, bởi không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống. Bạn có thể chú ý hơn đến việc tập luyện cho mắt để hạn chế tăng độ cận. Ngoài ra bạn nên điều chỉnh cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một đôi mắt khỏe đến từ thói quen sinh hoạt của bạn đó.
2.2 Người bị cận từ 0.75 độ:
Lời khuyên là bạn nên đeo kính khi làm việc, đi đường,… Tuy nhiên có thể tháo kính ra khi nghỉ ngơi và không cần sử dụng kính thường xuyên. Đừng quên chú ý đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống mỗi ngày.
2.3 Người bị cận ở ngưỡng từ 1 – 3 độ:
Để hạn chế tình trạng mắt bạn phải điều tiết quá cao thì cần phải đeo kính. Cụ thể, bạn nên đeo kính khi cần nhìn các vật ở xa, đọc sách, xem tivi, laptop, điện thoại… Đặc biệt, khi bạn làm các công việc cần quan sát tập trung như lái xe, thêu thùa, may vá… cũng nên đeo. Đến độ cận này bệnh nhân dễ tăng độ hơn nếu không có một lối sống lành mạnh. Việc mắt tăng từ 3 độ đến 5,7 độ đôi khi chỉ tiến triển trong vòng 1-2 năm.
Tuy nhiên, người bị cận nhẹ vẫn còn khả năng quan sát tốt ở những cự ly gần. Không nên đeo kính cả ngày khi không cần nhìn xa, không cần tập trung. Thỉnh thoảng, bạn tháo kính ra cho mắt được thư giãn, tập điều tiết để không bị phụ thuộc vào kính.
3. Các loại kính mắt dành cho người bị cận thị nhẹ
Có rất nhiều loại kính với mẫu mã đa dạng dành riêng cho người bị cận thị từ nặng đến nhẹ. Sử dụng 1 trong 3 lại kính sau giúp người cận thị cải thiện khả năng nhìn rõ.
3.1 Kính gọng
Giải pháp điều chỉnh cận thị phổ biến nhất là kính gọng. Lý do bởi kính gọng an toàn, tiện lợi và rất hiệu quả. Người bị cận nhẹ sẽ được trang bị một đơn kính thuốc với thông số phù hợp. Phương pháp này giúp khả năng nhìn được cải thiện tối đa lại mang lại cảm giác thoải mái cho mắt.
3.2 Kính áp tròng mềm
Cũng giống như kính gọng ở phương pháp này người cận thị sẽ được trang bị một đơn kính áp tròng mềm. Loại kính này cách đeo sẽ khác hơn, kính áp tròng được gắn lên giác mạc. Đó là lí do nó sẽ đáp ứng những công việc yêu cầu không đeo kính, hay tập thể dục, chạy bộ,… Vì vậy kính này sẽ giúp người cận thị tự tin hơn khi giao tiếp và làm việc.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để tăng nhãn áp được kiểm soát?
Sử dụng kính áp tròng là một lựa chọn hợp lý cho người cận thị
3.3 Kính áp tròng cứng (kính Ortho K)
Ortho K là kính áp tròng được thiết kế có độ cứng rất vừa phải. Nó dùng để điều chỉnh lại tạm thời hình dạng quá cong của giác mạc người cận thị. Bạn nên đeo kính Ortho K vào ban đêm khoảng 6 – 8 tiếng khi ngủ. Khi đó kính sẽ giúp giác mạc được chỉnh lại hình dạng bình thường. Sáng thức dậy kính sẽ được tháo ra và mắt bạn sẽ nhìn rõ trong cả ngày. Người bệnh vừa nhìn rõ vừa không bị phụ thuộc vào kính cả ngày. Ngoài ra, kính này giúp mắt được thư giãn và tập điều tiết. Do đó, sử dụng kính Ortho K sẽ giúp việc tăng độ cận thị được kiểm soát hiệu quả.
Như vậy cận nhẹ vẫn nên đeo kính để tránh tình trạng mắt phải điều tiết quá mức vừa nhức mắt, vừa mỏi mắt và tăng độ cận. Đó là nguyên nhân chính khiến thị lực của bệnh nhân bị suy giảm trầm trọng hơn. Hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI nơi bạn được đo chính xác độ cận và điều chỉnh kính đúng độ nhằm đảm bảo chức năng thị giác hoạt động tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.