Bên cạnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung cũng là bệnh lý ác tính mà nữ giới cần đề phòng. Bệnh lý này gây tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời. Chính vì thế, tầm soát ung thư cổ tử cung sớm là cô cùng quan trọng. Đặc biệt với những người bị nhiễm virus HPV.
Bạn đang đọc: Người bị nhiễm virus HPV có phải tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Virus HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung không?
Ung thư cổ tử cung xuất hiện là do nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó virus HPV chủ yếu. Phần lớn người mắc virus HPV sẽ không có triệu chứng và virus biến mất sau 1-2 năm. Ở một số trường hợp, virus HPV tồn tại kéo dài gây nên các u nhú và các tổn thương tiền ung thư. Chính từ các tổn thương tiền ung thư này làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, không phải ai mắc virus HPV cũng chắc chắn bị ung thư cổ tử cung. Nhưng ở những người mắc ung thư cổ tử cung thì đều phát hiện có HPV.
Virus HPV có nhiều type khác nhau, trong đó type HPV 16, 18, 31, 33, 35, 45, 52, 58 là nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung. Type 16 và 18 có khả năng gây ung thư cao nhất.
Ngoài ra, các yếu tố khác cũng gây nên ung thư cổ tử cung bao gồm:
– Thói quen hút thuốc lá.
– Quan hệ tình dục sớm, sinh đẻ, quan hệ đường miệng.
– Vệ sinh không đúng cách, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Người bị ung thư cổ tử cung thường tìm thấy virus HPV
2. Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung sớm
Bạn không nên chủ quan với ung thư cổ tử cung. Nếu không phát hiện sớm thì sẽ dễ dẫn tới các biến chứng như:
– Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung
– Mất cơ hội làm mẹ
– Suy thận
– Ung thư di căn đến các cơ quan khác như phổi, gan,..
– Tử vong nếu ung thư tiến vào giai đoạn cuối
Do đó, theo khuyến cáo, nữ giới từ 21 đến 65 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung 3-5 năm một lần. Tuy nhiên, với những người thuộc danh sách có nguy cơ cao mắc ung thư thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
3. Các phương pháp kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay
3.1. Xét nghiệm Pap smear
Đây là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm bằng xét nghiệm Pap smear có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung, cho thấy nguy cơ xảy ra ung thư trong tương lai. Đồng thời đem lại cơ hội chữa trị cao hơn.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung Pap smear bao gồm 4 bước sau:
– Bước 1: Bạn được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng, dang rộng 2 chân và đặt vào giá đỡ gọi là kiềng.
– Bước 2: Bác sĩ dùng mỏ vịt đưa vào âm đạo. Dụng cụ mỏ vịt giúp cố định vùng khám, bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong.
– Bước 3: Bác sĩ dùng dụng cụ để lấy một mẫu tế bào nhỏ ở cổ tử cung, sau đó mang đi xét nghiệm chuyên sâu.
– Bước 4: Bác sĩ phết mẫu tế bào lên một nửa lam kính ở bên phần kính mờ. Phết theo một chiều duy nhất và mỏng đều. Những tế bào được dàn mỏng một cách nhẹ nhàng.
Tiếp đến là tiếp tục phết tế bào lên phần lam kính còn lại, phía đối diện với lần thứ nhất. Lần này, tế bào được phết bằng cách xoay vòng bàn chải theo chiều dài của lam kính, vừa xoay vừa đè nhẹ que gỗ. Kế đến phết lớp thứ hai chồng lên phết thứ nhất rồi chuyển đến phòng xét nghiệm phân tích.
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe định kỳ cho gia đình tại Hà Nội uy tín nhất
Pap Smear là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
3.2. Soi cổ tử cung
Soi cổ tử cung là một trong những danh mục thiết yếu của quy trình phát tầm soát ung thư cổ tử cung. Đây là một cách được áp dụng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Soi cổ tử cung được tiến hành khi thấy vùng khảo sát có tổn thương bất thường hoặc với nữ giới trên 40 tuổi.
Soi cổ tử cung là bước khám đơn giản và an toàn nên bạn hãy yên tâm. Các bước được tiến hành lần lượt là:
– Nằm lên bàn khám khám, dang rộng 2 chân
– Bác sĩ dùng mỏ vịt để mở rộng khu vực âm đạo
– Bác sĩ dùng một tăm bông được thấm dung dịch lau vào cổ tử cung, âm đạo.
– Bác sĩ lấy máy soi cổ tử cung được đặt ở bên ngoài âm đạo để quan sát khu vực bên trong cổ tử cung.
Một số lưu ý quan trọng để quy trình soi cổ tử cung diễn ra thuận lợi:
– Thực hiện soi cổ tử cung khi không diễn ra kinh nguyệt. Sau sạch kinh từ 4-5 ngày thì có thể tiến hành soi.
– 2 đến 3 ngày trước khi thăm khám không nên quan hệ tình dục
– Không thụt rửa trước khi khám
– Nếu đang dùng thuốc đặt âm đạo thì cần ngưng sử dụng 1 tuần rồi mới tiến hành soi cổ tử cung.
3.3. Sinh thiết cổ tử cung
Sinh thiết là phương tiện sau cùng và được đánh giá chính xác cao nhất. Thường các kết quả sàng lọc hướng tới nghi ngờ ung thư cổ tử cung thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp này. Bằng cách lấy mô tại nơi có tổn thương nghi ngờ rồi soi qua kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.
>>>>>Xem thêm: Giải quyết vấn đề khám tiền hôn nhân ở đâu uy tín
Sinh thiết được tiến hành khi có nghi ngờ cao về ung thư cổ tử cung
Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung chính xác hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, lựa chọn địa chỉ thăm khám là rất quan trọng. Ở Hà Nội, bạn có thể tới Thu Cúc TCI để sàng lọc sức khỏe cũng như ung thư cổ tử cung. Vốn là cái tên tin cậy trong việc đồng hành chủ động sàng lọc ung thư cùng người dân, bạn có thể dễ dàng lựa chọn gói tầm soát phù hợp với nhu cầu của mình. Gói khám được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đẩy đủ bước khám cần thiết và ứng dụng hầu hết các máy móc hiện đại nhất nhằm không bỏ sót mầm mống ung thư. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ qua số hotline để được tư vấn kỹ lưỡng.
Như vậy với những nhười bị nhiễm virus HPV cần chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.