Người bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và không nên ăn gì?

Với người bị rối loạn tiêu hóa chế độ ăn có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bị rối loạn tiêu hóa ăn gì là tốt nhất? Hãy cùng tham khảo thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Người bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và không nên ăn gì?

1. Bị rối loạn tiêu hóa ăn gì?

1.1. Chuối – tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

Chuối được biết đến như là 1 trong những loại quả rất tốt cho tiêu hóa. Trong chuối rất giàu kali đồng thời chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón vô cùng hiệu quả.

1.2. Quả bơ

Do thành phần chất xơ dồi dào và các chất béo không bão hòa, quả bơ giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa. Bên cạnh đó bơ còn có tác dụng chuyển beta-carotene thành vitamin A có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa khắc phục rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Người bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và không nên ăn gì?

Bơ là loại quả rất tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

1.3. Rối loạn tiêu hóa ăn gì – táo

Táo có chứa lượng chất xơ hòa tan dồi dào nêncó tác dụng cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra táo cũng chứa nhiều vitamin khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Do đó đây cũng là thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn.

1.4. Cháo – thực phẩm nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Cháo là món ăn dễ tiêu hóa, giúp giảm gánh nặng cho đường ruột. Do đó nếu không biết rối loạn tiêu hóa ăn gì thì cháo là lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể bổ sung các món cháo lành tính khi bị rối loạn tiêu hóa như cháo thịt băm, cháo cà rốt thịt nạc, cháo bí đỏ…

1.5. Sữa chua cải thiện hệ tiêu hóa

Một trong những thực phẩm cực tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bị rối loạn tiêu hóa không thể không kể đến sữa chua. Ngoài hàm lượng dưỡng chất dồi dào, sữa chua còn chứa rất nhiều lợi khuẩn. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy táo bón vô cùng hiệu quả. Đây chính là thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn.

1.6. Gừng – nên ăn khi rối loạn tiêu hóa

Gừng được biết đến như 1 loại gia vị quen thuộc và tốt cho sức khỏe. Có khả năng kháng viêm kháng khuẩn hiệu quả nên gừng hỗ trợ rất tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hóa. Gừng cũng giúp làm giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

1.7. Rối loạn tiêu hóa ăn gì – khoai lang

Nếu bị rối loạn tiêu hóa hãy lựa chọn khoai lang. Đây là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn nên bổ sung. Không chỉ có lượng vitamin khoáng chất dồi dào, khoai lang còn nhiều chất xơ giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa, chống táo bón hiệu quả.

1.8. Yến mạch

Yến mạch cũng là 1 trong những loại thực phẩm lành tính nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra trong yến mạch có lượng chất xơ dồi dào ngăn ngừa táo bón. Yến mạch cũng giàu dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy hãy bổ sung yến mạch vào thực đơn để cải thiện tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Phân độ trào ngược thực quản GERD 

Người bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và không nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn yến mạch để cải thiện

1.9. Các loại rau

Các loại rau rất giàu vitamin và chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả. Việc này rất có ích cho tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên cần lưu ý là khi bị rối loạn tiêu hóa cũng chỉ nên bổ sung 1 lượng rau xanh vừa đủ, tránh ăn quá nhiều có thể gây dư thừa chất xơ. Một số loại rau xanh tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như các loại đậu, súp lơ xanh ,củ cải, măng tây, cà rốt, bí đỏ…

2. Rối loạn tiêu hóa cần kiêng gì?

Ngoài thắc mắc rối loạn tiêu hóa ăn gì thì cần kiêng gì khi rối loạn tiêu hóa cũng là băn khoăn của nhiều người. Cùng với các thực phẩm nên ăn thì người bị rối loạn tiêu hóa cũng cần tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Các thực phẩm nên kiêng khi bị rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như:

2.1. Các món ăn tái sống hoặc bảo quản lâu ngày

Thực phẩm nằm đầu tiên trong danh sách cần kiêng khi rối loạn tiêu hóa chính là các thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín kỹ. Các thực phẩm tái sống có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Tiết canh, cá món gỏi, đồ tái… cần tránh khi bị rối loạn tiêu hóa. Cùng với đồ tái sống thì thực phẩm bảo quản lâu ngày, ôi thiu cũng chứa nhiều vi khuẩn cần loại bỏ ra khỏi thực đơn.

2.2. Thực phẩm không rõ nguồn gốc

Các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ luôn tiềm ẩn các nguy cơ cho sức khỏe đặc biệt là cho người có vấn đề tiêu hóa. Vì vậy hãy tránh xa các đồ ăn có nguồn gốc không rõ ràng để tránh gây hại cho sức khỏe.

2.3. Rượu bia và các chất kích thích

Các đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa nên cần tránh xa khi đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh hút thuốc lá để giúp bệnh nhanh khỏi.

Người bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và không nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng rượu bia và các chất kích thích

2.4. Hoa quả khô

Trong hoa quả sấy, hoa quả khô đóng hộp có chứa hàm lượng đường cao không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Do vậy hãy hạn chế hoa quả sấy khô khi bị bệnh.

2.5. Trái cây có vị chua, nhiều axit

Cùng với hoa quả sấy thì các loại hoa quả có chứa nhiều axit và có vị chua như chanh, cam… cũng không có lợi cho tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi ăn nhiều các loại hoa quả chứa axit sẽ khiến cho tình trạng đầy hơi, tiêu chảy thêm trầm trọng.

2.6.Thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng

Thực phẩm chứa quá nhiều chất béo như đồ chiên rán, xào sẽ gây gánh nặng cho đường ruột. Vì vậy bạn cần tránh các thực phẩm này khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra thực phẩm chứa quá nhiều các gia vị cay nóng cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã biết được bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và không nên ăn gì. Chế độ ăn là 1 trong những điều người bị rối loạn tiêu hóa cần chú ý. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn bạn cũng nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị, tránh những tác động xấu đến sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *