Người bị sốt xuất huyết cần tránh 4 sai lầm trong điều trị

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường gặp vào mùa mưa. Bệnh cần được điều trị sớm, phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Người bị sốt xuất huyết cần tránh các sai lầm điển hình để bảo vệ sức khỏe, giúp bệnh tiến triển tích cực.

Bạn đang đọc: Người bị sốt xuất huyết cần tránh 4 sai lầm trong điều trị

1. Giải đáp bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có tính lây truyền từ người sang này sang người khác qua vật trung gian là muỗi vằn. Thời gian phát bệnh khoảng 4-5 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết khiến cơ thể người bệnh đau nhức, mỏi ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây sốt cao, phát ban, nôn mửa. Ở dạng nặng, người bệnh có thể đối mặt với triệu chứng chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và nguy hiểm nhất là gây tử vong.

2. Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Nhìn chung, sốt xuất huyết tiến triển qua những giai đoạn sau đây:

2.1. Thời gian ủ bệnh

Khi bị muỗi vằn có mang virus Dengue đốt, virus bắt đầu xâm nhập vào máu. Trong thời gian này, virus Dengue tồn tại trong máu người từ 2-7 ngày, người bệnh chưa có triệu chứng đáng chú ý. Thời gian ủ bệnh không triệu chứng kéo dài từ 3-14 ngày, trung bình khoảng từ 4-7 ngày. Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài còn phụ thuộc vào thể trạng người bệnh.

2.2. Thời gian sốt

Giai đoạn sốt là giai đoạn những triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau thời gian ủ bệnh. Người bệnh bắt đầu sốt cao, uống thuốc hạ sốt cũng không thể cắt cơn. Bên cạnh đó, người bị sốt xuất huyết còn gặp một số triệu chứng kèm theo như:

– Mệt mỏi, yếu sức

– Đau họng

– Đau vùng thượng vị, tiêu chảy

– Đau đầu dữ dội

– Đau nhức hốc mắt

– Da xung huyết

– Chảy máu chân răng

– Chảy máu mũi

– Phát ban

– Chán ăn

– Buồn nôn

– Đau nhức xương khớp

Đối với người bệnh là trẻ em, triệu chứng phổ biến thường bao gồm sốt, đau họng, đau bụng. Thông thường, sau 3 ngày trẻ sẽ hạ sốt. Bước sang ngày thứ 8 có thể xảy ra tình trạng xuất huyết nhẹ với một số biểu hiện như:

– Chấm xuất huyết dưới da

– Chảy máu mũi

Khi đã hạ sốt, trẻ có thể nổi các nốt ban ở mặt, tay chân, lòng bàn tay, bụng kèm cảm giác ngứa ngáy.

Người bị sốt xuất huyết cần tránh 4 sai lầm trong điều trị

Sốt kèm mệt mỏi, đau nhức hốc mắt là dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết cần lưu ý

2.3. Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ 3-7 ngày sau khi cơn sốt đầu tiên xuất hiện. Người bệnh có thể đã giảm sốt hoặc sốt cao, một số trường hợp nhiễm trùng thứ phát có triệu chứng hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể đối mặt với một số triệu chứng nặng như sau:

– Thoát huyết tương do tính thấm thành mạch tăng cao.

– Tràn dịch phổi với một số triệu chứng như: đau tức ngực, khó thở.

– Tràn dịch màng phổi với các triệu chứng: chướng bụng, bụng sưng to.

– Đau tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị do gan sưng to. Người bệnh li bì, vật vã, lạnh chân tay, tiểu ít, …

– Dấu hiệu xuất huyết dưới da: các nốt xuất huyết hoặc các mảng xuất huyết đỏ dưới da.

Một số trường hợp nặng có thể bị xuất huyết nội tạng đường tiêu hóa, xuất huyết ở phổi và não với các triệu chứng bao gồm nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ra máu ở âm đạo, rong kinh, …

Ở giai đoạn này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi và xử trí biến chứng kịp thời.

2.4. Giai đoạn phục hồi

Sau khi người bệnh vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, người bệnh dần hết sốt, sức khỏe hồi phục, huyết áp dần ổn định, bắt đầu thèm ăn. Các chỉ số xét nghiệm hồi phục về mức bình thường.

Trong giai đoạn này, người bệnh vẫn cần được chăm sóc cẩn thận, ăn uống đầy đủ và sinh hoạt phù hợp. Mặc dù sức khỏe đã có biểu hiện hồi phục nhưng nếu có triệu chứng bất thường cũng cần thăm khám sớm. Bên cạnh đó, việc thăm khám định kỳ cũng rất cần thiết và quan trọng. Kiểm tra sức khỏe sau khi sốt sẽ giúp phát hiện, can thiệp và xử trí biến chứng kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Bị quai bị kiêng những gì?cẩn thận để tránh gây biến chứng

Người bị sốt xuất huyết cần tránh 4 sai lầm trong điều trị

Người bệnh sốt xuất huyết cần ăn uống đầy đủ, đa dạng món để dung nạp đầy đủ vitamin, khoáng chất

3. Các sai lầm người bị sốt xuất huyết cần tránh

Nhiều người vẫn nghĩ rằng sốt xuất huyết là bệnh cảm cúm thông thường, dễ điều trị. Trên thực tế, đây là căn bệnh dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, cần được điều trị đúng cách. Sau đây là một số sai lầm cần tránh trong điều trị sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe:

3.1. Người bị sốt xuất huyết chủ quan không đi khám bệnh

Với những trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể chăm sóc và theo dõi diễn biến của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân điều trị ngoại trú cần tái khám hàng ngày để theo dõi sức khỏe.

Tuy nhiên, với những người có yếu tố nguy cơ cao như trẻ em, người béo phì, người lớn có bệnh nền, phụ nữ mang thai nên nhập viện sớm. Việc lơ là thăm khám và chậm trễ điều trị khiến quá trình điều trị khó khăn, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Ví dụ, chống sốc khó, nguy cơ tổn thương suy đa cơ quan tiến triển nặng khó hồi phục, nguy cơ rối loạn đông máu khó kiểm soát.

3.2. Người bị sốt xuất huyết sử dụng kháng sinh để điều trị

Tự ý uống thuốc hạ sốt liên tục không theo chỉ định, uống kháng sinh liên tục là sai lầm phổ biến trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Chuyên gia khuyến cáo tự ý dùng thuốc kháng sinh, uống sai liều lượng có thể gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, khó điều trị.

3.3. Cho rằng hết sốt là khỏi bệnh

Nhiều người nghĩ rằng hết sốt là khỏi bệnh. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi hết sốt trong vòng 24 đến 48 giờ chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Biến chứng có thể xảy ra như sốc sốt xuất huyết, chảy máu nặng do rối loạn đông máu.

Người bị sốt xuất huyết cần tránh 4 sai lầm trong điều trị

>>>>>Xem thêm: 3 Giai đoạn của sốt xuất huyết cần nắm rõ

Nếu đã hết sốt, người bệnh vẫn cần đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe

3.4. Nghĩ hết sốt là không tái mắc bệnh lần nữa

Virus Dengue gây sốt xuất huyết có 4 loại. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng loại cũ nhưng vẫn có thể nhiễm loại mới. Do đó, khả năng bị sốt xuất huyết lần 2 hoàn toàn có thể xảy ra.

Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát trong thời gian gần đây khi số lượng người nhiễm liên tục tăng cao. Nguy hiểm hơn là đã có những ca bệnh tử vong do lơ là điều trị. Vì vậy, tất cả mỗi người cần nâng cao nhận thức về bệnh; chủ động phòng ngừa. Nếu đã mắc bệnh, cần điều trị theo đúng hướng dẫn và đến cơ sở y tế khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *