Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh suy thận ngày một gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Mức độ nguy hiểm nặng dần theo từng giai đoạn của bệnh. Vậy người bị suy thận độ 1 có chữa khỏi được không? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Người bị suy thận độ 1 có chữa khỏi được không?
1. Suy thận độ 1 là gì?
Thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng. Chức năng chính của thận là lọc máu, bài tiết chất thải và lượng dịch thừa từ trong cơ thể. Nếu thận bị tổn thương, làm việc kém hiệu quả, các chất cặn bà sẽ không được đào thải ra ngoài mà bị đọng lại. Lâu dần chúng gây tắc nghẽn và làm thận ngày càng suy yếu hơn dẫn đến suy thận cấp tính. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh suy thận mạn. Ở giai đoạn này, chức năng của thận bị suy giảm khoảng 25%. Tốc độ lọc của cầu thận vẫn ở mức bình thường khoảng 90ml/phút hoặc có thể cao hơn. Vì vậy nếu không được kiểm tra bằng các xét nghiệm lâm sàng, người bệnh có thể không biết mình đang bị suy thận độ 1.
-
Suy thận độ 1 là một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có khả năng hồi phục được
2. Nguyên nhân và triệu chứng của suy thận độ 1
2.1. Nguyên nhân suy thận độ 1
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến suy thận cấp độ 1, đó là:
– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn quá mặn, quá ngọt hay quá nhiều giàu mỡ, chất béo gây áp lực cho thận.
– Cơ chế bài tiết nước tiểu gặp vấn đề khiến các độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu. Nếu viêm tiết niệu mà không điều trị dứt điểm, vi khuẩn có thể ngược dòng lây lan lên gây suy thận.
– Sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn và các chất kích thích khác
– Thận bị va đập mạnh hoặc tổn thương khi bị tai nạn hoặc chấn thương.
– Do bẩm sinh hoặc do biến chứng của các bệnh lý khác như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, viêm cầu thận.
– Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm và nhiều hóa chất độc hại.
Lạm dụng thuốc gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
2.2. Triệu chứng bệnh
Ở giai đoạn 1, chức năng thận chỉ mới bắt đầu suy giảm. Các triệu chứng bệnh thường không được biểu hiện rõ ràng, thường gặp nhất là:
– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, bị chóng mặt và thiếu máu nhẹ.
– Màu sắc nước tiểu thay đổi, có thể đậm hơn bình thường.
– Chán ăn và ăn không ngon miệng, buồn nôn. Khi thận bị suy yếu, các chất độc bình thường được thải ra khỏi cơ thể theo đường tiết niệu sẽ bị lắng đọng lại. Chúng khiến người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, chướng hơi và chán ăn.
– Đau tức hai bên mạn sườn, đặc biệt phần ở phần hố lưng.
– Một số biểu hiện khác: bị tăng huyết áp, mất ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ.
3. Suy thận độ 1 nguy hiểm như thế nào?
Trên thực tế, suy thận độ 1 là thời gian đầu của bệnh nên mọi ảnh hưởng chưa tác động quá lớn đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan mà phải được chữa trị dứt điểm. Nếu kéo dài, tình trạng suy giảm chức năng của thận sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt là bệnh sẽ phát triển đến các cấp độ 2,3,4,5 với mức độ ngày một nguy hiểm hơn và khó chữa hơn. Giai đoạn 4 và 5 là nghiêm trọng nhất. Người bệnh buộc phải can thiệp bằng các biện pháp như chạy thận nhân tạo hay thay thận để duy trì mạng sống.
4. Giải đáp suy thận độ 1 có chữa khỏi được không và cách điều trị bệnh
4.1. Thắc mắc suy thận độ 1 có chữa khỏi được không?
Theo bác bác sĩ chuyên khoa, suy thận độ 1 nếu được phát hiện và điều trị kịp thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học thì khả năng chữa trị thành công đến 95%. Giai đoạn này, người bệnh không cần can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu là lọc máu nhân tạo hoặc thay ghép thận. Bởi vì bệnh có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Mặc dù không thể phục hồi 100% chức năng của thận nhưng nếu được điều trị, người bệnh có thể sống và sinh hoạt bình thường.
4.2. Phương pháp điều trị bệnh
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, để điều trị suy thận độ 1 hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện để xét nghiệm và chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để loại bỏ được triệt để hoặc kiểm soát tối ưu đc nguyên nhân gây bệnh.
-
Tìm hiểu thêm: [Kiến thức y học] Phác đồ điều trị u xơ tiền liệt tuyến
Thuốc và chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ người suy thận độ 1 (ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để:
– Kiểm soát một cách tối đa nguyên nhân gây bệnh suy thận.
– Ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra một cách hiệu quả.
– Làm chậm hoặc ngăn chặn suy thận tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
Một số loại thuốc được chỉ định điều trị bao gồm: thuốc giảm cholesterol, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc cải thiện thiếu máu hoặc thuốc ứ đọng dịch.
Lưu ý: người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
5. Chế độ dinh dưỡng khuyến cáo cho người bị suy thận độ 1
Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học trong giai đoạn này rất quan trọng, giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả. Người bệnh nên:
-
>>>>>Xem thêm: Cách phòng chống suy thận làm giảm tuổi thọ
Chế độ ăn uống khoa học giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh suy thân độ 1
– Ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ tươi.
– Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-3l nước để giúp thận hoạt động tốt, hỗ trợ cho việc đào thải chất độc ở thận.
– Không ăn những loại thực phẩm quá nhiều đường để kiểm soát lượng đường trong máu.
– Hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo, các loại thịt có màu đỏ.
– Không ăn quá mặn, giảm lượng muối hấp thụ hàng ngày.
– Không sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hay dùng các chất kích thích khác.
– Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng và có lợi cho thận. Một số môn thể thao có thể luyện tập như đi bộ, yoga, đạp xe…
– Bên cạnh đó việc ngủ đúng giấc, đủ giấc cũng là một yếu tố quan trọng để đẩy lùi bệnh.
Như vậy, suy thận độ 1 có chữa khỏi được không phụ thuộc hoàn toàn vào cách người bệnh điều trị cùng với chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Hãy lắng nghe cơ thể mình để có thể phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường. Từ đó có thể có những phương án điều trị sớm và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.