Chế độ ăn uống của người bị suy thận phụ thuộc vào trọng lượng, kết quả xét nghiệm máu và phương pháp lọc máu đang áp dụng. Cần lưu ý có những loại thực phẩm mà người bệnh nhất định phải tránh. Vậy bệnh nhân suy thận kiêng gì?
Bạn đang đọc: Người bị suy thận kiêng gì? Những gì bạn nên biết
Để biết người bị suy thận kiêng gì, có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn về chế độ ăn uống hàng ngày.
Sau đây là những loại thực phẩm mà người bệnh suy thận nên hạn chế sử dụng:
Muối và thực phẩm có hàm lượng muối cao
Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể gây tích nước và làm tăng huyết áp.
Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể gây tích nước và làm tăng huyết áp. Các loại đồ gia vị như nước tương, nước mắm, thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, pizza, xúc xích, dưa chua, pho mát, và thậm chí cả rau quả đông lạnh với nước sốt có chứa rất nhiều muối. Chỉ nên tiêu thụ ít hơn 1.5 g muối/ngày.
Thực phẩm tươi sống chỉ chứa 10% của muối và phần còn lại đến từ các muối được sử dụng trong nấu ăn. Không sử dụng chất thay thế muối vì hầu hết các sản phẩm này có chứa lượng kali cao.
Thực phẩm chứa nhiều kali
Tùy thuộc vào giai đoạn của suy thận hoặc các loại thuốc đang dùng, người bệnh có thể cần phải thay đổi lượng kali trong chế độ ăn uống. Nhìn chung lượng kali thường không bị hạn chế cho đến khi lượng nước tiểu bắt đầu giảm. Nồng độ kali lớn hơn 6,5 hoặc cao hơn có thể dẫn đến ngừng tim. Hầu hết các loại thực phẩm có chứa chất kali sau đây nên tránh: mơ, chuối, mận, kiwi, dưa hấu, nho, cam và nước cam.Rau khoai tây, cà chua, khoai lang, rau bina nấu chín, đậu nướng, đậu lima, đậu tây, đậu pinto, đậu Hà Lan.
Sữa
Những người bị suy thận nên hạn chế uống sữa vì sữa có chứa lượng kali cao.
Những người bị suy thận nên hạn chế uống sữa vì sữa có chứa lượng kali cao. Ở một số người nó có thể dẫn đến hội chứng sữa kiềm, trong đó có mức độ cao của canxi (tăng canxi máu) và một sự thay đổi trong sự cân bằng axit/bazo của cơ thể đối với kiềm (trao đổi chất kiềm ). Điều này có thể gây tổn hại vĩnh viễn cho thận bởi vì tình trạng này là không thể đảo ngược ở những người bị suy giảm chức năng thận.
Thực phẩm có lượng phốt pho cao
Việc kiểm soát lượng phốt pho gặp rất nhiều khó khăn ở những bệnh nhân bị suy thận, bởi vì nồng độ phốt pho tăng lên trong máu do thận không thể loại bỏ nó trong nước tiểu. Mức phốt-pho cao làm giảm mức độ canxi trong máu dẫn đến các bệnh về xương. Do đó, bệnh nhân suy thận cần kiêng các loại thực phẩm có lượng phốt pho cao như sữa, đậu, đậu mắt đen, đậu lima, sô cô la, và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý ăn uống cho người bệnh tiểu đường type 1
Người bị suy thận cũng nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
Nhiều nghiên cứu phát hiện thấy có các chất phụ gia từ phốt pho được bổ sung vào đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Các chất này tác động xấu tới tình trạng sức khỏe của người bị suy thận, do đó nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh cũng như thực phẩm chế biến sẵn. Theo một nghiên cứu của Cleveland công bố trên JAMA cho thấy hạn chế lượng phốt pho từ các chất phụ gia thực phẩm giúp cải thiện tình trạng nồng độ phốt pho trong máu quá cao ở những người bị suy thận.
Thực phẩm chứa nhiều protein
Ăn nhiều protein làm tăng thêm gánh nặng cho thận dẫn đến tình trạng chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Do đó tốt nhất người bị suy thận nên tránh các thức ăn động vật giàu protein như thịt bò, cá bơn, cá hồi, cá ngừ và thịt ức gà và thay thế chúng bằng những vật protein và rau, trái cây.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo xấu có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và gây ra bệnh tim. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt đỏ, thịt gia cầm, sữa, bơ và mỡ heo. Chất béo chuyển hóa được có nhiều tron khoai tây chiên, bánh rán và tất cả các loại dầu thực vật hydro hóa.
Nói không với rượu, bia
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu: Nguyên nhân và triệu chứng
Uống rượu có thể gây tổn hại các tế bào thận của người bệnh hơn nữa.Uống rượu có thể gây tổn hại các tế bào thận của người bệnh hơn nữa. Rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó bệnh nhân suy thận tuyệt đối không nên uống rượu, bia.