Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường gánh chịu những cơn đau quái ác về xương khớp trong sinh hoạt hằng ngày, thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm băn khoăn không biết người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Để giải đáp thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu sau bài viết dưới đây:
Bạn đang đọc: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đi bộ có tác dụng gì?
Thể dục là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Đây là cách hiệu quả để làm các cơ thắt lưng mạnh hơn và bền vững hơn, giảm thương tổn và các cơn đau mạnh cho người bệnh. Các cơ mạnh từ đó sẽ chống đỡ được trọng lượng cơ thể và các xương, làm giảm bớt những áp lực không cần thiết đè lên cột sống, giảm đau trong quá trình điều trị. Đi bộ là một cách giảm đau cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên đi bộ sai cách có thể khiến bệnh nặng thêm.
Đi bộ là một cách giảm đau cho những người bị thoát vị đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đi bộ giúp tăng mật độ xương, chống loãng xương, kích thích tiết chất chống thoái hóa khớp, giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tăng độ dẻo dai, rắn chắc của gân cốt, cơ bắp, giảm nhức cơ, xương.
Đi bộ có lợi cho sức khỏe nhưng đi bộ thế nào để đạt được hiệu quả luyện tập tối đa thì không phải ai cũng biết thậm chí có nhiều người đi sai cách khiến bệnh nặng hơn. Để đi bộ đúng cách, hãy đảm bảo rằng cột sống được giữ thẳng, tránh chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng, biên độ vừa phải và sát hai bên thân người.
Khoảng cách giữa hai bước chân tùy từng người mà bước sao cho khoan thai, thư thái là được, tránh dang rộng quá cũng trách bước ngắn quá. Cần nhớ, khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc chân lên, cứ thế bước liên tục chân này đến chân khác. Không nên đi quá nhanh, đi đường dốc, gập ghềnh,…
Tìm hiểu thêm: Nghiệm pháp Lasègue trong chẩn đoán hội chứng Thắt Lưng – Hông
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên đi quá nhanh, đi đường dốc, gập ghềnh,…
Nói tóm lại, đi bộ đúng cách làm cho hệ cơ bắp dẻo dai, các khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông thông suốt và mạnh mẽ,… có tác dụng giảm đau đối với người bị thoát vị đĩa đệm.
Ngoài đi bộ, người bị thoát vị đĩa đệm có thể giảm đau bằng cách bơi lội, đạp xe hay những bài tập yoga.
>>>>>Xem thêm: THÔNG TIN CẦN BIẾT – Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân
Ngoài đi bộ, người bị thoát vị đĩa đệm có thể giảm đau bằng cách bơi lội, đạp xe hay những bài tập yoga.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, vui lòng liên hệ Khoa Cơ Xương Khớp – Phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Số 286 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội. Tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.