Người bị trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không?

Trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không là thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay. Mì tôm được coi là món ăn hết sức quen thuộc và yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được tác hại của mì tôm đến sức khỏe. Hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác nhất để giải đáp cho người bị trào ngược dạ dày nhé.

1. Giải đáp: Trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không?

Các nghiên cứu khoa học, muốn hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh cần bổ sung đầy đủ 6 dưỡng chất: protein, mỡ, khoáng chất, carbohydrate, vitamin và nước. Tuy nhiên, trong mì tôm lại chứa đến 80% carbohydrate. Nếu người bệnh sử dụng thực phẩm này liên tục sẽ dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Lúc này sức đề kháng kém dần và dễ bị vi khuẩn HP tấn công.

Mì tôm thường được chiên và sấy khô qua dầu mỡ. Đồng thời chứa rất nhiều hương liệu và chất phụ gia, chất bảo quản. Do vậy nên khi đi vào dạ dày, loại thực phẩm này rất khó để có thể tiêu hóa, gây áp lực cho dạ dày. Nếu bạn sử dụng mì tôm thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng của dạ dày và khiến tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, ăn mì tôm sẽ sinh ra nhiều khí và khiến dạ dày phải tiết nhiều axit hơn để tiêu hóa. Từ đó dẫn tới nguy cơ trào ngược axit dạ dày đi kèm với những biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,…

Đặc biệt trong sợi mì tôm có chứa chất bảo quản tertiary-butyl hydroquinone. Đây là chất rất độc hại và không tốt cho sức khỏe. Nếu lạm dụng chất này quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện là nôn mửa, chóng mặt và đau đầu.

Chính vì vậy mì tôm là thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày không nên sử dụng loại thực phẩm này.

trao nguoc da day an mi tom duoc khong

Người bị trào ngược dạ dày không nên sử dụng mì tôm

2. Ăn mì tôm ảnh hưởng như thế nào đến dạ dày?

Các chuyên gia tiêu hóa đã khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày không nên ăn mì tôm bởi nó ảnh tác động xấu đến dạ dày người bệnh như:

2.1. Tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn

Theo một nghiên cứu, mì tôm là một thực phẩm rất khó tiêu hóa. Do vậy, sẽ khiến dạ dày phải tăng tiết axit dịch vị để tiêu hóa mì tôm.

Lượng acid dạ dày tiết ra nhiều sẽ tác động đến lớp niêm mạc gây ra tình trạng đau dạ dày. Bên cạnh đó, lượng axit dư thừa sẽ tràn lên thực quản, gây trào ngược dạ dày đi kèm với các biểu hiện như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,…

2.2. Khiến dạ dày phải hoạt động và làm việc vất vả

Trong mì tôm có chứa chất béo shotrerning và chất béo chuyển hóa. Đây là các loại chất axit béo no rất khó để tiêu hóa. Do vậy người ăn mì tôm thường phải mất rất nhiều thời gian để có thể tiêu hóa hoàn toàn.

Lúc này dạ dày phải tăng thời gian co bóp mạnh và tiết nhiều axit để tiêu hóa hết chất béo chứa trong mì tôm. Do vậy sẽ gây ra tình trạng đau và khó chịu cho dạ dày.

trao nguoc da day an mi tom duoc khong 3

Các chuyên gia tiêu hóa đã khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày không nên ăn mì tôm bởi nó ảnh tác động xấu đến dạ dày

2.3. Làm tổn thương niêm mạc dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày thường xuất hiện các vết viêm loét trên niêm mạc. Vì vậy người bệnh không nên ăn mì tôm bởi gia vị cay trong mì tôm sẽ gây tăng tiết axit trong dạ dày. Từ đó khiến các vết viêm, loét cũ trở nên nghiêm trọng hơn.

2.4. Gây ra các vấn đề dạ dày

Nhiều người có thói quen ăn mì tôm không nhai kỹ. Khi ăn vào sẽ khiến dạ dày phải tiết ra nhiều axit dịch vị và co bóp để tiêu hóa sợi mì tôm. Điều này có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, chướng bụng, thậm chí là trào ngược dạ dày hoặc thủng dạ dày.

2.5. Tăng nguy cơ táo bón

Khi người bệnh ăn mì tôm với toàn gia vị cay nóng mà không bổ sung thêm rau xanh hoặc hoa quả tươi khác sẽ dễ gặp phải nguy cơ bị táo bón.

trao nguoc da day an mi tom duoc khong 4

Khi người bệnh ăn mì tôm với toàn gia vị cay nóng sẽ dễ gặp phải nguy cơ bị táo bón

3. Lưu ý khi ăn mì tôm cho người bị trào ngược dạ dày

Mặc dù người bị trào ngược dạ dày không nên ăn mì tôm nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh, một số thời điểm vẫn phải ăn mì tôm. Do vậy khi ăn mì tôm người bệnh hãy áp dụng một số cách sau để giảm thiểu tối đa tác hại:

– Ăn mì tôm kèm với các loại rau củ quả để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lượng chất xơ này sẽ giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, còn bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, Vitamin A,..

– Ăn mì tôm có thể ăn kèm với các loại thịt. Bởi như vậy sẽ không còn phải lo sợ bị thiếu chất dinh dưỡng khi sử dụng mì tôm trong thời gian kéo dài.

– Người bệnh chỉ nên ăn mì tôm tạm thời trong hoàn cảnh bắt buộc. Đặc biệt không nên sử dụng trong thời gian dài vì nó có thể tích lũy nhiều chất độc hại trong cơ thể.

– Nên thái đồ ăn thành miếng nhỏ và nấu chín kỹ, mềm

– Luôn nhớ nguyên tắc ăn chậm và nhai thật kỹ

– Sau khi ăn no không nên đứng dậy và vận động mạnh. Lúc này bạn nên nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút sau khi ăn.

4. Người trào ngược nên ăn những món ăn này thay thế mì tôm

4.1. Bánh mì

Bánh mì là loại thực phẩm giúp hỗ trợ thấm hút lượng axit được tiết ra. Từ đó có thể bảo vệ dạ dày, tránh tình trạng niêm mạc bị tổn thương.

4.2. Cháo

Cháo khi được nấu chín nhừ và mềm sẽ giúp dạ dày giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng một số loại cháo như cháo thịt băm, cháo bí đỏ, cháo đậu xanh,… để thay thế mì tôm.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không?”. Mì tôm gây ra rất nhiều tác hại cho đường tiêu hóa vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *