Mật ong mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Và nhiều người bệnh có thắc mắc rằng “ Trào ngược dạ dày uống mật ong được không?”. Vậy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được những công dụng tuyệt vời của mật ong đem lại nhé.
Bạn đang đọc: Người bị trào ngược dạ dày uống mật ong được không?
1. Người bị trào ngược dạ dày uống mật ong được không?
Những người bị trào ngược dạ dày, tình trạng axit dạ dày dễ bị trào ngược lên dễ xảy ra các triệu chứng viêm nhiễm, buồn nôn, ợ chua,…
Trong mật ong có chứa các dưỡng chất như vitamin C, B, E, K, đường,… có tác dụng trung hòa axit dịch vị, kháng khuẩn, giảm viêm, phục hồi niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tuy nhiên, sử dụng mật ong liên tục kéo dài trong 1 thời gian sẽ gây nóng trong, không tốt cho quá trình đào thải độc tố.
Đối với trường hợp trào ngược nặng, việc áp dụng cách chữa bằng mật ong sẽ không phù hợp. Cần thăm khám bác sĩ sớm để có phác đồ điều trị hiệu quả giúp bệnh mau chóng hồi phục.
Trong mật ong có chứa các dưỡng chất giúp trung hòa axit dịch vị, kháng khuẩn, giảm viêm, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
2. Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong
2.1. Trào ngược dạ dày uống mật ong nguyên chất
Cách đơn giản và dễ dàng nhất khi sử dụng mật ong chữa trào ngược dạ dày là dùng một thìa mật ong nguyên chất pha với nước ấm và uống vào buổi sáng trước khi ăn. Dùng thêm một lần nữa vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện trào ngược axit vào ban đêm và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nguyên liệu
– Mật ong nguyên chất
– Nước sôi để nguội 70 độ
Cách làm
– Bước 1: Cho 1 thìa mật ong vào cốc rồi rót thêm nước ấm
– Bước 2: Khuấy đều để mật ong hòa tan với nước ấm thì dùng.
Cách dùng: Uống vào buổi sáng trước khi ăn 20 – 30 phút, đều đặn mỗi ngày.
2.2. Chữa bằng mật ong, nha đam
Trong nha đam có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cơ thể như vitamin B, vitamin C, vitamin E, kẽm, sắt và magie. Bên cạnh đó, trong nha đam còn chứa hoạt chất anthraquinon giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và điều hòa nồng độ axit trong dịch vị dạ dày.
Nguyên liệu
– Nha đam
– Mật ong
– Nước muối
Cách làm
– Bước 1: Nha đam rửa sạch, gọt vỏ sau đó đem đi ngâm với nước muối trong vòng 15 phút
– Bước 2: Nha đam cắt thành miếng nhỏ như hạt lựu
– Bước 3: Sau đó mang đi xay thật nhuyễn với 5ml mật ong
Cách dùng: Bảo quản hỗn hợp nha đam mật ong trong bình thủy tinh kín rồi bỏ vào tủ lạnh ăn dần.
Nha đam mật ong hỗ trợ điề trị trào ngược rất tốt
2.3. Trào ngược dạ dày uống mật ong, nghệ tươi
Trong nghệ chứa thành phần chính là curcumin, hoạt chất này giúp trung hòa axit dạ dày, giảm buồn nôn, ngăn ung thư dạ dày,… Khi kết hợp nghệ với mật ong sẽ giúp hạn chế các tổn thương ở niêm mạc của dạ dày và ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày.
Nguyên liệu
– Mật ong
– Nghệ tươi
Cách làm
– Bước 1: Rửa sạch nghệ rồi cạo vỏ sau đó giã nát
– Bước 2: Tiếp đến là vắt lấy nước cốt, bỏ bã đi
– Bước 3: Thêm mật ong cùng với nước cốt nghệ và khuấy đều
Cách dùng: Uống hỗn hợp nghệ mật ong này 2 lần vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày. Thời điểm uống tốt nhất là nên dùng trước khi ăn.
2.4. Chữa bằng trà gừng chanh mật ong
Chanh và mật ong đều có những công dụng đó là giúp kích thích hệ tiêu hóa và hỗ trợ kháng viêm diệt khuẩn cực kỳ tốt. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ vì trong chanh có tính axit cao.
Nguyên liệu
– Gừng tươi
– Chanh
– Mật ong nguyên chất
Cách làm:
– Bước 1: Rửa gừng sạch, sau đó đập dập hoặc thái thành lát mỏng
– Bước 2: Cho gừng vào ấm, thêm lát chanh và mật ong vào
– Bước 3: Thêm nước sôi và hãm trong 15 phút
Cách dùng: Mỗi ngày uống 1-2 cốc trà gừng chanh mật ong sau khi ăn khoảng 1 giờ.
Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm chữa đau dạ dày cần bổ sung ngay
Chanh và mật ong đều có những công dụng đó là giúp kích thích hệ tiêu hóa và hỗ trợ kháng viêm diệt khuẩn cực kỳ tốt
2.5. Chữa bằng trà hoa cúc mật ong
Trà hoa cúc thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm giảm căng thẳng thần kinh. Bên cạnh đó, trong hoa cúc còn chứa các hợp chất Anethole, Bisabolol, Apigenin có tác dụng trong việc giảm đau, kháng viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.
Nguyên liệu
– Hoa cúc tươi hoặc khô
– Nước sôi
Cách làm
– Bước 1: Cho hoa cúc vào ấm nước sôi
– Bước 2: Đậy nắp kín và ủ trà trong 20 phút
– Bước 3: Khi nước chuyển sang màu vàng nhạt, thêm chút mật ong vào khuấy đều.
Cách dùng: Người bệnh nên uống trà hoa cúc mật ong ngày 3 lần
>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa cấp tính
Trà hoa cúc có tác dụng trong việc giảm đau, kháng viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.
3. Lưu ý cho người trào ngược dạ dày khi dùng mật ong
Có thể thấy, mật ong mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là cho những ai đang mắc bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng không nên sử dụng mật ong để tránh những ảnh hưởng xấu như trẻ em dưới 1 tuổi, người bị tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, người bệnh sau phẫu thuật, người bị xơ gan, tiêu chảy, đau bụng. Đặc biệt nếu muốn sử dụng thfi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chứ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng tránh gây tác dụng không mong muốn bạn nhé
Nếu mật ong kết hợp với các thực phẩm dưới đây sẽ được coi là đại kỵ. Sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, đến sức khỏe:
– Cơm trắng
– Hành tây
– Rau thì là
– Đậu phụ
– Cá chép
Bên cạnh đó, những người đang dùng thuốc tránh thai, thuốc hạ đường huyết khi sử dụng mật ong sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng mật ong với nước ấm, không nên dùng mật ong khi có bọt khí nổi trên mặt. Mật ong nên bảo quản trong hũ thủy tinh là tốt nhất.
Trên đây là bài viết giải thích cho câu hỏi “trào ngược dạ dày uống mật ong được không?” và những cách chữa trào ngược bằng mật ong đem lại hiệu quả. Tuy nhiên trước khi sử dụng các phương pháp tại nhà thì trước tiên người bệnh nên thăm khám tại các bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như có phương pháp điều trị tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.