Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Nhiều người cho rằng bị viêm đại tràng không nên ăn sữa chua. Vì trong sữa chua có tính acid có thể làm nặng hơn tình trạng viêm loét. Vậy theo cách nhìn khoa học người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Để giải đáp được câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

1. Tổng quan về bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một bệnh về đường tiêu hóa, được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau như viêm đại tràng cấp tính, viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt,..

Nguyên nhân sâu xa gây bệnh là trong quá trình sinh hoạt và ăn uống không hợp vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng xâm nhập vào trong đường ruột, tấn công và gây viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là đau bụng, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, phân có lẫn máu,..Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…

Đại tràng là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hoá. Vì vậy điều chỉnh chế độ ăn uống đối với người bị viêm đại tràng cũng là một yếu tố không thể thiếu giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Người bệnh đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong đó không ít người thắc mắc người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Nhiều người bệnh thắc mắc bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

2. Giá trị dinh dưỡng mà sữa chua đem lại

Sữa chua là sản phẩm lên men lactic từ sữa sau khi đã sử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 độ C. Sữa chua có thể được làm từ nhiều loại sữa khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là sữa bò.

Vì có nguồn gốc từ sữa nên trong sữa chua có một lượng protein động vật và nhiều chất dinh dưỡng khác như canxi, kali, magie, vitamin D, vitamin B2, vitamin B12,… Ngoài ra, còn cung cấp những lợi khuẩn, trong đó có probiotic giúp hệ tiêu hoá hoạt động lành mạnh và tăng cường miễn dịch.

Những lợi ích nổi bật mà sữa chua mang lại bao gồm:

– Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp hỗ trợ tiêu hoá.

– Tăng cường sức đề kháng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.

– Giúp giảm cân: Theo nghiên cứu, khi ăn sữa chua hàng ngày, cơ thể sẽ tiết ra ít cortisol hơn giúp acid amin dễ dàng đốt cháy chất béo làm giảm lượng mỡ bụng. Từ đó, giúp bạn sở hữu một vòng eo lý tưởng.

– Giảm nguy cơ cao huyết áp: Kali có trong sữa chua giúp loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, từ đó ổn định huyết áp.

– Giảm cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ điều trị tình trạng mỡ máu.

– Bảo vệ răng miệng: Trong sữa chua có hàm lượng chất béo thấp nên không gây các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, acid lác tính có trong sữa chua cũng có tác dụng bảo vệ lợi rất tốt.

– Bổ sung canxi giúp cho răng và xương chắc khỏe.

– Giúp làm đẹp da và tóc dày hơn.

3. Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Mặc dù có nhiều sữa chua rất tốt cho sức khoẻ nhưng có người lo ngại rằng trong sữa chua có chứa một lượng acid lactic sẽ không tốt cho người bị viêm đại tràng. Nhưng thực tế, quan điểm này là không chính xác. Người bị viêm đại tràng nên ăn sữa chua bởi những lý do sau đây:

– Nồng độ của acid trong sữa chua rất thấp, không đáng kể so với nồng độ acid trong dịch tiêu hoá. Vì vậy người bị viêm đại tràng ăn sữa chua không làm tình trạng viêm loét đại tràng trở nên nặng hơn.

– Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi, đặc biệt là probiotic. Lợi khuẩn trong đường ruột thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, viêm đại tràng cấp tính thường được điều trị bằng kháng sinh, tiêu diệt đồng thời cả vi khuẩn gây hại và vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ăn sữa chua giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.

– Ngoài ra, các lợi khuẩn trong sữa chua còn có khả năng ức chế một số loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh viêm địa tràng như C. difficile, Entameba histolytica, virus Herpes simplex, nấm Candida albicans,..

– Sữa chua cũng giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, điều hòa hoạt động co thắt quá mức của đại tràng.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, đặc biệt là probiotic giúp tiêu hoá thứuc ăn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột rất tốt cho người bị viêm đại tràng

4. Lưu ý khi sử dụng sữa chua cho người bị viêm đại tràng

Sữa chua có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng sữa chua đúng đắn. Dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh sử dụng sữa chua một cách hiệu quả nhất:

– Nên lựa chọn loại sữa chua lên men tự nhiên bởi những lợi khuẩn trong sản phẩm chưa bị tiêu diệt.

– Nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ và không ăn sữa chua lưc đói vì dịch vị trong dạ dày sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi.

– Đối với người bệnh đang sử dụng kháng sinh thì cần ăn sữa chua cách 2 giờ sau khi uống thuốc.

– Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ ở ngăn đá tủ lạnh hay nhiệt độ quá cao cũng sẽ tiêu diệt những lợi khuẩn. Khi ấy, dù ăn sũa chua hàng ngày thì sữa chua cũng sẽ không giúp đại tàng hoạt động tốt hơn.

– Sữa chua tuy tốt nhưng không nên sử dụng quá nhiều. Việc lạm dụng sữa chua sẽ gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,…

Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

>>>>>Xem thêm: Viêm dạ dày tá tràng HP: Chẩn đoán và điều trị đúng cách

Có thể dùng kèm sữa chua với các loaị hạt, trái cây để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Người bị viêm địa tràng có nên ăn sữa chua không?” là có. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng sữa chua hàng ngày trong chế độ ăn, người bệnh viêm đại tràng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học kết hợp việc dùng thuốc và thăm khám định kỳ để điều trị triệt để căn bệnh này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *