Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể mắc ở mọi đối tượng, cả người lớn và trẻ em. Bệnh có nguy cơ lây lan rộng và phát triển thành dịch rất nhanh chóng. Hiện nay việc điều trị bệnh cúm A không quá phức tạp vì đã có thuốc, tuy nhiên sau khi chữa khỏi thành công bệnh cúm A có bị tái lại không?
Bạn đang đọc: Người đã mắc cúm A có bị tái lại không?
1. Bệnh cúm A lây lan qua những con đường nào?
Vốn có vật chủ là chim hoang dã, gia cầm nên virus cúm A có thể lây trực tiếp từ gia cầm đang bị mắc bệnh sang cho người nếu tiếp xúc gần. Nhưng phổ biến nhất là lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp với các hoạt động như: nói chuyện, hắt hơi, dịch mũi….
Trong điều kiện tự nhiên virus cúm A cũng lây lan rất nhanh chóng, khi chúng có thể bám ở mặt đồ vật như: bàn, ghế, tay cầm, đồ chơi… tới 48h. Nếu cầm nắm những vật dụng này, sau đó vô tình đưa tay lên mũi, miệng thì người bệnh cũng có nguy cơ mắc cúm A.
Vì thế cách tốt nhất để hạn chế virus cúm A lây lan, mọi người nên chủ động đeo khẩu trang, vệ sinh mũi, họng, tay sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân như: khăn mặt, bàn chải, cốc nước, hạn chế tới nơi đông người.
Người mắc cúm A đã khỏi bệnh có nguy cơ tái lại không?
2. Bệnh cúm A có nguy cơ bị tái lại không?
Bệnh cúm A có nguy cơ tái lại không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế thì các chủng virus cúm nói chung và cúm A nói riêng, người mắc bệnh sau khi đã được chữa khỏi vẫn có khả năng tái nhiễm bệnh như bình thường. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người bệnh đang kém, nên nếu vô tình tiếp xúc với nguồn bệnh thì vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại. Vì thế người bệnh không nên chủ quan với sức khỏe của mình.
Bên cạnh đó, virus cúm có khả năng biến đổi khá phức tạp theo thời gian nên có thể tấn công người khỏe bất cứ lúc nào. Đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang bầu, người bị suy giảm miễn dịch, người đang mắc bệnh ung thư hay người có sức đề kháng kém…
Tìm hiểu thêm: Top địa chỉ phòng khám nhi tốt ở Hà Nội
- Người mắc cúm A đã khỏi vẫn có nguy cơ mắc lại bệnh do sức đề kháng cơ thể còn yếu
3. Cách phòng và chăm sóc bệnh nhân khi mắc cúm A tại nhà
3.1 Cách phòng bệnh cúm A hiệu quả
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng ngừa bệnh cúm A ở mọi đối tượng, người dân nên chú ý những vấn đề sau:
– Vệ sinh cá nhân: Đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi ra khỏi nhà. Hạn chế tới nơi đông người.
– Chủ động thăm khám: Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ như: sốt, ho, sổ mũi,… nên đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng điều trị sớm nếu mắc.
– Vệ sinh nơi ở: Nhà ở cần vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Những vật dụng thường xuyên tiếp xúc nên được rau rửa bằng cồn để giảm nguy cơ lây lan bệnh.
– Cách ly: Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, người nóng…. nên chủ động cách ly phòng riêng, hạn chế tối đa tiếp xúc với mọi người để giảm nguy cơ lây nhiễm.
– Chú ý tới chế độ ăn và tập luyện: Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể như: rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày. Mỗi ngày nên tập thể dục từ 15- 20 phút để tăng sức đề kháng.
– Tiêm vắc xin: Tiêm vắc xin được xác định là cách phòng cúm hiệu quả nhất. Vì thế mỗi năm cần tiêm nhắc lại một lần.
>>>>>Xem thêm: Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng, chăm sóc trẻ thế nào?
- Khi có dấu hiệu cúm A cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của con và đưa tới bệnh viện để được kiểm tra
3.2 Cách chăm sóc bệnh nhân mắc cúm A
Khi mắc cúm A nhẹ, bệnh nhân có thể tự chăm sóc tại nhà theo những cách đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả sau:
– Cách ly 7 ngày: Khi đã được xác định mắc cúm A người bệnh nên nghỉ ngơi điều trị ở phòng riêng trong thời gian tối thiểu khoảng 7 ngày.
– Ăn uống đủ chất: Mặc dù người bệnh khá mệt mỏi, chán ăn và ăn không ngon. Tuy nhiên lúc này cơ thể cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể sớm hồi phục. Nên ngoài ăn cơm người bệnh có thể ăn cháo, súp, canh, đồ hầm, trái cây tươi, sữa…. Nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa và nhiều chất.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Khi bị cúm người bệnh vẫn có thể tắm rửa bình thường nhưng nên thực hiện trong phòng kín gió và tắm nước ấm. Bên cạnh đó dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng khoảng 2 lần/ ngày.
– Uống thuốc theo đơn: Điều quan trọng nhất là người bệnh cần uống thuốc đầy đủ theo đơn kê của bác sĩ.
Khi đã trả lời được câu hỏi, cúm A có bị tái lại không? chắc hẳn bạn đã biết bản thân cần làm gì để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình được tốt nhất. Nếu khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của cúm A nên trao đổi sớm với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tránh để lâu bệnh có thể biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.