Bệnh gout (bệnh gút) là dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao khiến cho các tinh thể hình thành, tích tụ trong khớp và xung quanh khớp. Bệnh thường gây cảm giác đau đớn rõ rệt cho người bệnh. Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh gút. Vậy người bị bệnh gút kiêng gì và nên ăn uống như thế nào cho hợp lý?
Bạn đang đọc: Người mắc bệnh gút kiêng gì và nên ăn gì?
1. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gout
1.1. Bệnh gout do nguyên nhân nào gây ra?
Một số yếu tố làm tăng lượng axit uric trong máu và gây ra bệnh gút bao gồm:
– Tuổi tác: bệnh gút phổ biến hơn ở người lớn tuổi và rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
– Giới tính: với nhóm người dưới 65 tuổi, bệnh gút xảy ra nhiều hơn ở nam giới, tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với nữ giới. Với những người trên 65 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới.
– Di truyền: trong gia đình có người bị bệnh gút có thể làm tăng khả năng mắc bệnh với các thành viên khác.
– Lối sống không lành mạnh, độc hại: thói quen uống rượu làm cản trở quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Chế độ ăn uống nhiều purin cũng khiến lượng axit uric tăng lên trong cơ thể.
– Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate gây ra tác dụng phụ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
– Tiếp xúc nhiều với chì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
– Thừa cân, béo phì, lượng mỡ nội tạng tăng cao cũng là một trong các khả năng gián tiếp gây ra bệnh gút.
– Suy thận và các bệnh lý về thận làm giảm khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể dẫn đến nồng độ axit uric tăng và gây ra bệnh gút.
1.2. Bị bệnh gút sẽ có những biểu hiện gì?
Khi bị bệnh gút, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
– Xuất hiện các cơn đau dữ dội, gây khó chịu đặc biệt vào ban đêm, khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng.
– Có dấu hiệu sưng viêm, cảm giác nóng tại các khớp, chạm vào rất đau nhức.
– Khả năng vận động hạn chế đi nhiều.
– Các cơn đau kéo dài trong vòng từ 5-7 ngày rồi giảm dần. Khi hết đau thì các khớp hoạt động bình thường.
– Người bệnh có thể sốt nhẹ, ớn lạnh kèm theo triệu chứng ăn không ngon, sức khỏe kém hơn.
Người bị suy giảm chức năng gan, thận, lạm dụng bia rượu sẽ có khả năng bị gút cao hơn bình thường
2. Bệnh nhân mắc bệnh gút kiêng gì?
2.1. Bị bệnh gút kiêng gì? – Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt dê chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất đạm, vitamin E, B6, B12. Hàm lượng protein cao sẽ dẫn đến việc tăng nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh đó các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới sự xúc tác của enzym, làm cho các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
Bệnh nhân bị bệnh gút không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ bởi thịt cũng là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nên duy trì ăn thịt đỏ ở tần suất tối đa 2 lần/tuần, không quá 100g/ngày. Thịt đỏ nên được chế biến chín kỹ, chế biến theo dạng luộc, hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm khớp mạn tính hiệu quả ở Bệnh Viện Thu Cúc
Người bị gout chỉ được ăn dưới 100g thịt đỏ mỗi ngày
2.2. Bị bệnh gút kiêng gì? – Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, thận, tim, óc… chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B, cholesterol, chất khoáng như sắt, kẽm, selen. Mặc dù là đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng chứa nhiều purin – chất gây tăng nồng độ axit uric trong máu. Do đó, người bị bệnh gút nếu ăn nhiều nội tạng động vật sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và cơn đau có phần dữ dội hơn.
2.3. Người bị bệnh gút nên kiêng thịt gà tây, thịt ngỗng
Thịt gà, thịt ngỗng cung cấp nhiều vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gút chỉ nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì sẽ gây gia tăng purin trong máu.
2.4. Người bị bệnh gút nên hạn chế một số loại hải sản
Một số loại hải sản như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao trong đó có cả chất purin, chất đạm. Do đó, đây không phải nhóm thực phẩm mà người bệnh gút có thể ăn thường xuyên.
2.5. Hạn chế rượu, bia, nước ngọt…
Người bệnh nên hạn chế tối đa rượu, bia cũng như các đồ uống chứa nhiều đường để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2.6. Bệnh nhân gút nên hạn chế các loại thịt chế biến sẵn
Thực phẩm đóng hộp như nem chua, thịt xông khói, xúc xích… hoàn toàn không tốt cho người bệnh gout. Người bệnh nên sử dụng thực phẩm tươi để bảo đảm cách chế biến phù hợp với mình.
>>>>>Xem thêm: Bệnh ống cổ tay là gì? Cách điều trị bệnh
Thịt chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe và những người đang bị gout
2.7. Người bệnh gout nên hạn chế các loại rau có hàm lượng purin cao
Người bệnh nên tránh các loại rau củ quả và các loại đậu có hàm lượng purin cao như: cải xoăn, su hào, đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng…
3. Gợi ý thực đơn cho người bị gout
Bên cạnh câu hỏi “bệnh gút kiêng gì?” thì “bệnh gút nên ăn gì?” để cải thiện được tình trạng bệnh cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Sau đây là nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung:
3.1. Nhóm thực phẩm bệnh nhân gout nên bổ sung vào thực đơn
– Thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C: vitamin C hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh nên ăn những loại quả có tính chua nhẹ như ổi, dứa, ớt chuông …
– Thịt trắng như ức gà, thịt cá chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng ít purin. Người bệnh nên ăn cá lóc, cá diêu hồng, cá rô đồng,… Các loại thực phẩm này tốt cho người bệnh gút, có tác dụng chống quá trình kết tủa của axit uric. Bác sĩ khuyến cáo nên ăn 110 – 170g thịt trắng/ngày.
– Dầu oliu, dầu thực vật chứa nhiều chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm axit uric.
– Trứng: trứng chứa ít chất purin, cung cấp nhiều canxi nên đảm bảo dưỡng chất trong các bữa ăn.
– Rau củ: rau củ rất tốt cho bệnh nhân điều trị gút, các loại rau củ nên bổ sung là cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu hà lan, cà tím …
– Ngũ cốc nguyên cám: điển hình như yến mạch, gạo lứt chứa nhiều chất xơ, giúp ức chế tình trạng viêm do gút của các khớp.
– Các chế phẩm từ sữa và đậu nành: các nghiên cứu đã chỉ ra các chế phẩm từ sữa và đậu nành hỗ trợ làm giảm lượng axit uric huyết thanh trong máu.
3.1. Các loại nước bệnh nhân gout nên bổ sung vào thực đơn
– Trà xanh: trà xanh pha đúng cách và sử dụng liều lượng phù hợp sẽ giảm thúc đẩy sự hình thành nước tiểu và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.
– Nước: người bệnh cần bổ sung đủ ít nhất 2l nước mỗi ngày.
Để tình trạng bệnh được cải thiện, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống lành mạnh. Những thực phẩm được khuyến cáo không tốt thì cần hạn chế ở mức tối đa. Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được phần nào bệnh gút kiêng gì và nên bổ sung những thực phẩm nào? Người bệnh nên đến khoa Cơ xương khớp tại các bệnh viện để được tư vấn chi tiết về thực đơn ăn uống cũng như phương hướng điều trị bệnh hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.