Nếu như trước đây tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu não ở người trẻ tuổi (từ 18 đến trước 50 tuổi) thường ít gặp (chỉ chiếm khoảng 10-14%) thì hiện nay ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ do thiếu máu não. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm và các trường hợp đột quỵ ở người trẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Người trẻ đột quỵ do thiếu máu não ngày càng tăng
1. Thực trạng đột quỵ ở giới trẻ hiện nay
Đột quỵ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não, không chỉ hay gặp ở người lớn tuổi mà còn có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ (độ tuổi từ 18 đến trước 50 tuổi).
Trước đây, tỷ lệ người trẻ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 10-14% thì hiện nay tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng lên tới khoảng 25%. Đặc biệt, tỷ lệ gia tăng mạnh sau tuổi 40.
Theo thống kê, trong số những người trẻ đột quỵ chỉ có khoảng 42% bệnh nhân đột quỵ trẻ sống sót có thể trở lại làm việc. Tức là hơn một nửa bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi không thể trở lại làm việc, điều này tạo gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội nói chung.
Trước đây tỷ lệ người trẻ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường ít gặp, thì hiện nay tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng.
2. Đặc điểm đột quỵ ở người trẻ
Cơ hội sống sót của người trẻ bị đột quỵ thường cao hơn so với người lớn tuổi.
Các hình ảnh lâm sàng và đánh giá cũng khác biệt hơn so với người lớn tuổi. Do đó, chẩn đoán nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ đòi hỏi cận lâm sàng phức tạp hơn người lớn tuổi.
Khả năng phục hồi chức năng vận động ở người trẻ bị đột quỵ cũng tốt hơn so với người lớn tuổi.
3. Người trẻ đột quỵ do nguyên nhân, yếu tố nguy cơ nào?
3.1 Những nguyên nhân khiến người trẻ đột quỵ
Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu ở người trẻ như: bệnh lý xơ vữa động mạch lớn, bệnh lý mạch máu nhỏ, thuyên tắc từ tim, các nguyên nhân khác, vô căn (không xác định được nguyên nhân). Trong số các nguyên nhân đó thì nguyên nhân chính là do thuyên tắc từ tim và bệnh lý mạch máu không xơ vữa.
3.1.1 Thuyên tắc từ tim
Huyết khối (hay cục máu đông) từ tim có thể gây thiếu máu cục bộ tại tim hoặc cục máu đông từ tim di chuyển lên não gây tắc nghẽn mạch máu dẫn tới thiếu máu não, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây đột quỵ thiếu máu não.
Ngoài ra, huyết khối từ tim còn có thể di chuyển đến nhiều cơ quan xa hơn gây tắc nghẽn mạch máu tại cơ quan đó như phổi (thuyên tắc phổi), chi (tắc mạch hoặc hoại tử chi),…
Các vấn đề, bệnh lý ở tim dễ hình thành cục máu đông, đặc biệt là bệnh rung nhĩ.
3.1.2 Bệnh lý mạch máu không xơ vữa
Tên gọi đầy đủ là bệnh lý mạch máu không do xơ vữa động mạch gồm các dạng như sau: Bóc tách động mạch đầu cổ, loạn sản xơ cơ, viêm mạch, bệnh gen và di truyền, hội chứng co mạch não có thể đảo ngược, hội chứng Moyamoya syndrome,…
– Bóc tách động mạch đầu cổ: là nguyên nhân phổ biến nhiều nhất gây đột quỵ thiếu máu não ở người trẻ.
– Loạn sản xơ cơ: thường ít gặp, hay gặp ở phụ nữ trẻ và trung niên, hiện chưa rõ nguyên nhân.
– Viêm mạch: viêm động mạch, viêm mạch nguyên phát hệ thần kinh trung ương, viêm mạch thứ phát (bệnh mạch máu tạo keo như lupus).
– Gen và các bệnh di truyền: tăng đông mạch máu nhỏ, …
– Hội chứng Moyamoya syndrome: Moyamoya syndrome, hẹp tiến triển của động mạch cảnh trong, thành lập mạch máu bàng hệ giống “khói thuốc lá”. Bệnh xảy ra chủ yếu ở Nhật bản, các nước châu Á và có thể di truyền.
Mắc các vấn đề, bệnh lý ở tim là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trong đó có cả những người trẻ tuổi bị đột quỵ.
3.2 Các yếu tố nguy cơ khiến người trẻ đột quỵ
Ngoài những nguyên nhân trên, các chuyên gia nhận định rằng đột quỵ gia tăng theo tuổi và các yếu tố sau đây góp phần làm gia nguy cơ đột quỵ ở người trẻ:
– Tuổi, giới tính, nghề nghiệp: tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng cao. Tỷ lệ nam giới đột quỵ thường cao hơn nữ giới. Người làm cán bộ công chức có mức độ nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nhóm nghề khác.
– Rối loạn lipid máu
– Hút thuốc lá: người hút thuốc lá có mức độ nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người không hút thuốc.
– Tăng huyết áp
– Mang thai, tăng đông khác
– Dùng thuốc bị cấm
– Xơ vữa động mạch sớm
– Ít vận động cơ thể: lười hoặc ít vận động cơ thể khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn so với người thường xuyên vận động.
– Rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường)
– Béo phì
– Migraine
– Dùng thuốc tránh thai
– Sử dụng đồ uống có cồn: tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu làm tăng nguy cơ đột quỵ.
– Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ não, đặc biệt là bố, mẹ, anh, chị em ruột.
4. Một số trường hợp người trẻ đột quỵ do nguyên nhân khác
Bệnh microangiopathic thường gặp nữ tuổi từ 20-40 gây nhồi máu đa ổ, bệnh lý não, mất thị giác và thính giác (bệnh lý mạch máu võng mạc-ốc tai-não.
Huyết khối động mạch thân nền.
Đột quỵ cầu và tiểu não thứ phát do bóc tách động mạch sống bên trái.
Xơ vữa động mạch lớn
Bệnh lý mạch máu nhỏ
Nguyên nhân huyết học do di truyền: tăng huyết khối mắc phải, bệnh hồng cầu hình liềm.
Tìm hiểu thêm: Cách phòng tránh bệnh tim mạch vành theo nguyên nhân
Người mắc bệnh hồng cầu hình liềm có khả năng dễ tạo thành cục máu đông gây bít tắc mạch máu dẫn tới đột quỵ.
5. Đột quỵ ở người trẻ chưa rõ nguyên nhân
Khoảng 1/3 trường hợp thiếu máu não không xác định được nguyên nhân, cũng như các yếu tố nguy cơ.
Con số cao này có thể giải thích: do hạn chế của xét nghiệm, thoáng qua và hồi phục hoàn toàn cơ sở căn nguyên bệnh sinh nhiều trường hợp đột quỵ không xác định, (thí dụ thuyên tắc não gây ra bởi paroxystic).
Phòng ngừa đột quỵ là điều đặc biệt quan trọng đối với những người trẻ tuổi. Để làm được điều này, người trẻ cần nhận biết nguy cơ gây đột quỵ cho bản thân để sớm có biện pháp xử trí và dự phòng tốt căn bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm giúp hạ cholesterol và ngừa bệnh tim