Người xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Để có kết quả chính xác vậy người thực hiện xét nghiệm này có cần nhịn ăn không?

Bạn đang đọc: Người xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

1. Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

1.1. Nguyên tắc nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng

Theo nguyên tắc, thì khi xét nghiệm tiểu đường để có kết quả đường huyết chính xác thì người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu. Thời gian nhịn ăn trong khoảng từ 6 – 8 tiếng.

Vì nếu khi làm xét nghiệm ngay sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao. Nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Cho nên việc nhịn ăn là điều quan trọng trước khi làm xét nghiệm.

Tuy nhiên, cũng còn tùy vào loại xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định mà người bệnh có cần nhịn ăn hay không.

Người xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Nhịn ăn là điều quan trọng trước khi làm xét nghiệm tiểu đường

1.2. Trường hợp ngoại lệ

Trong trường hợp xét nghiệm máu kiểm tra glucose ngẫu nhiên, máu lấy từ cánh tay sẽ được gửi đi phân tích. Trước khi lấy máu, bác sỹ không yêu cầu bạn phải nhịn đói.

– Nếu lượng glucose của bạn là 11,1mmol/L và có triệu chứng của bệnh tiểu đường thì kết luận bạn bị bệnh.

– Nếu bạn không có triệu chứng và lượng glucose thấp hơn 11,1mmol/L, bạn cần làm thêm 1 trong 2 xét nghiệm: kiểm tra đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose.

Đối với người bệnh tiểu đường, ngoài xét nghiệm đường huyết lúc đói, bác sĩ còn chỉ định thực hiện test dung nạp glucose qua đường uống . Tức là người bệnh sẽ được lấy máu lần thứ hai 2 giờ sau khi uống nước có chứa 75 gr đường.

– Nếu đường huyết sau khi uống nước đường cao hơn hoặc bằng 200 mg/dL thì có thể kết luận bệnh nhân bị đái tháo đường.

– Nếu đường huyết nằm trong khoảng 140 – 199, thì bệnh nhân được chẩn đoán là giảm dung nạp glucose (IGT – Impaired glucose tolerance), đây cũng được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường.

Tìm hiểu thêm: Mổ tuyến giáp và những điều cần biết

Người xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm đường huyết lúc đói người bệnh buộc phải nhịn đói từ 6 – 8h

1.3. Các lưu ý khác khi xét nghiệm tiểu đường

Ngoài việc nhịn ăn thì bệnh nhân cũng cần phải tránh sử dụng các chất kích thích như chè, thuốc lá, cà phê… trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm như: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác như HIV, suy thận, cường giáp… không cần để bụng đói.

2. Chỉ số xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết cho thấy lượng đường (glucose) trong máu của mỗi người. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, giống như một trong số những chất dinh dưỡng để nuôi não và các mô, cơ trong cơ thể. Chỉ số này có thể thay đổi tùy thời điểm trong ngày nhưng đều ở mức kiểm soát được. Ở người bình thường, chỉ số đường huyết sẽ dao động như sau:

– Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (3,9 – 7,0mmol/l).

– Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

– Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Một người bị xác định bị tiểu đường nếu đường huyết trước khi ăn >7mmol/l hoặc sau khi ăn 1- 2 giờ >10,5mmol/l.

Người xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh máu nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

Xét nghiệm tiểu đường cần được thực hiện tại địa chỉ uy tín có trang thiết bị hiện đại để có kết quả chính xác nhất

Như vậy, tùy vào loại xét nghiệm tiểu đường mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh có nhịn ăn hay không. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả nội soi có độ chính xác cao nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *