Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ: Ngăn từ “trứng nước”

Đột quỵ não là một biến cố nguy hiểm với khả năng tác động sâu rộng đến hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ là rất cao. Những biến chứng đó là gì và làm cách nào để ngăn chặn?

Bạn đang đọc: Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ: Ngăn từ “trứng nước”

1. Tìm hiểu về nguy cơ biến chứng sau đột quỵ

1.1 Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ thường rất cao

Với đặc trưng là tình trạng tổn thương các tế bào não do thiếu máu nuôi dưỡng (nhồi máu não) hoặc do máu tràn vào nhu mô não (xuất huyết não), đột quỵ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não và nhiều cơ quan trong cơ thể. Tỷ lệ tử vong ở người bị đột quỵ lên tới 50%.

Đặc biệt nguy cơ gặp biến chứng sau đột quỵ là rất cao. Các thống kê cho thấy có đến 80% bệnh nhân chịu những di chứng và tổn thương nặng nề sau cơn đột quỵ.

Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ: Ngăn từ “trứng nước”

Yếu, liệt vận động là biến chứng phổ biến sau đột quỵ.

1.2 Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tùy thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng, mức độ và thời gian thiếu hụt máu, oxy, dinh dưỡng mà người bệnh đột quỵ sẽ gặp phải các biến chứng khác nhau.

Nếu chỉ bị đột quỵ nhẹ, tình trạng thiếu máu hoặc vỡ mạch máu não xảy ra ở những vị trí không quan trọng, lượng máu thiếu ít,… thì sau một thời gian người bệnh có thể phục hồi.

Ngược lại, trường hợp nhồi máu hoặc xuất huyết ở các mạch máu lớn, quan trọng ở não thì việc phục hồi sẽ trở nên khó khăn hơn. Khoảng 30% các trường hợp không thể phục hồi sau đột quỵ não.

2. Các biến chứng sau đột quỵ não thường gặp

2.1 Phù não

Phù não là tình trạng não bị sưng lên và tăng kích thước. Thông thường những trường hợp đột quỵ nặng sẽ gây ra phù não ở mức độ nghiêm trọng. Hiện tượng phù não sẽ gây tăng áp lực nội sọ, ngăn cản dòng máu lên não, làm mất đi lượng oxy cần thiết để não hoạt động. Lúc này, đường tuần hoàn rời khỏi não cũng bị chặn, khiến tình trạng phù não càng nặng nề thêm, gây tổn thương và chết tế bào não.

2.2 Viêm phổi

Viêm phổi là vấn đề về hô hấp rất phổ biến, là biến chứng của nhiều căn bệnh, trong đó có đột quỵ. Nguyên nhân của tình trạng này thường xuất phát từ việc người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, khiến thức ăn, đồ uống đi vào phổi, gây sặc hoặc viêm phổi.

2.3 Trầm cảm

Trầm cảm là tình trạng rất phổ biến sau đột quỵ. Do người bệnh thường phải nằm một chỗ lâu, mất khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, tự ti về bệnh tật… nên dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn với những người đã bị trầm cảm trước đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não

Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ: Ngăn từ “trứng nước”

Nguy cơ trầm cảm sau đột quỵ tương đối cao.

2.4 Loét do tỳ đè

Do bị mất khả năng vận động nên người bệnh thường phải nằm hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng viêm loét.

2.5 Rối loạn hoặc mất chức năng ngôn ngữ đột ngột

Sau đột quỵ, một số người bệnh có thể bị mất khả năng nói, diễn dạt những câu từ đơn giản. Người bị hội chứng này sẽ gặp vấn đề khó nói, nói không đầy đủ, nói những từ vô nghĩa, không hiểu người khác nói gì…

2.6 Động kinh

Sau đột quỵ, não có thể hoạt động bất thường, gây ra co giật, động kinh.

2.7 Giảm khả năng vận động, co cứng các chi

Tai biến mạch máu não có thể khiến cơ bắp tại các chi bị co cứng, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động của bệnh nhân. Nhiều người có thể bị yếu hoặc liệt, co cứng một tay, gây đau vai.

2.8 Tắc nghẽn mạch máu

Giảm vận động có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn, khiến các cục máu đông hình thành trong các mạch máu ở chân, gây ra chứng nghẽn mạch máu như bệnh động mạch ngoại biên, suy giãn tĩnh mạch…

2.9 Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang

Điều này có thể xảy ra khi một ống thông foley được đặt để thu nước tiểu của bệnh nhân đột quỵ không thể kiểm soát chức năng bàng quang.

2.10 Giảm hoặc mất thị lực

Nếu dây thần kinh điều khiển thị lực bị tổn thương, người bệnh có thể bị giảm/mất thị lực.

3. Khả năng phục hồi sau đột quỵ

Theo WHO, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ chia thành 4 giai đoạn.

– Giai đoạn phục hồi sớm: Diễn ra khoảng 48 giờ đầu sau khi bệnh nhân được cứu sống.

– Giai đoạn “vàng”: Diễn ra từ sau 48 giờ đến 3 tháng. Đây được xem là giai đoạn “vàng” trong phục hồi sau đột qụy, tuy nhiên thực tế không phải bệnh nhân tiếp cận sớm được giai đoạn.

– Giai đoạn phục tốt nhưng diễn ra cậm: Giai đoạn này thường trong khoảng từ 3 – 6 tháng sau đột quỵ. Đây là là giai đoạn phục hồi tốt nhưng thường chậm hơn.

– Giai đoạn mạn tính: Bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mạn tính 6 tháng, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mạn tính. Sau 1 năm, tổn thương do đột quỵ cơ bản đã định hình, khả năng phục hồi thường rất thấp.

4. Phòng ngừa đột quỵ xảy ra và gây biến chứng

Để ngăn các biến chứng của đột quỵ thì việc ngăn không cho đột quỵ xảy ra có ý nghĩa rất quan trọng. Các biện pháp được chuyên gia khuyến cáo gồm thay đổi lối sống, kiểm soát bệnh lý và tầm soát nguy cơ đột quỵ.

4.1 Thay đổi lối sống

Các biện pháp thay đổi lối sống, ngăn ngừa đột quỵ gồm:

– Ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn muối, đồ ăn nhiều cholesterol xấu như mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ; tăng cường rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ…

– Không hút thuốc là và hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cocain,…

– Vận động thể chất thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và giải tỏa tinh thần, đẩy lùi các căng thẳng trong cuộc sống thường ngày.

– Giữ trọng lượng cơ thể ổn định với cân năng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì.

Nguy cơ biến chứng sau đột quỵ: Ngăn từ “trứng nước”

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp điều trị mất ngủ ban đêm

Tầm soát sớm các nguy cơ đột quỵ là biện pháp hiệu quả ngăn đột quỵ xảy ra và gây biến chứng.

4.2 Kiểm soát tốt các bệnh lý nền

Nếu đang mắc các bệnh lý nguy cơ dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, thiếu máu não, dị dạng mạch máu não, rung nhĩ, bệnh mạch vành,.. thì bạn cần tuân thủ điều trị của bác sĩ và thực hiện thăm khám thường xuyên để kiểm tra các chỉ số quan trọng, từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả, phòng ngừa đột quỵ xảy ra.

Tóm lại, đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng. Để ngăn ngừa bệnh này thì sự chủ động tầm soát và điều chỉnh lối sống là rất quan trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *