Men gan tăng cao là gì? Vấn đề này có nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta không? Cần làm gì để men gan không tăng và có thể kiểm soát tốt tình trạng lá gan của mình? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Nguy cơ làm men gan tăng cao và những mối lo không ngờ tới
1. Men gan tăng cao là gì?
Có thể bạn chưa biết, men gan chính là những enzym xúc tác được thực hiện các phản ứng sinh hóa tại gan. Chúng đảm nhận một nhiệm vụ rất quan trọng đó là chuyển hóa các chất, men gan. Tuy nhiên khi men gan tăng sẽ làm ảnh hưởng tới các chức năng vốn có của gan. Đặc biệt, chúng có thể là những dấu hiệu của một số bệnh như: viêm gan, viêm tụy,…
Thông thường, lượng man gan sẽ phóng thích vào máu sẽ ở nồng độ 35 IU/L. Tuy nhiên do một số nguyên nhân, men gan trong máu tăng cao là do sự phá hủy của tế bào gan. Nếu men gan tăng với chỉ số bình thường sẽ là mức nhẹ. Nhưng nếu tăng 2 đến 5 lần là bệnh nhân đã ở mức trung bình, tăng lên trên 5 lần thì đây đã giai đoạn rất nặng.
Có 4 loại men gan là AST, ALT, AP và GGT. Men gan thông thường sẽ có các chỉ số sau:
AST:
ALT:
GGT: 7 – 32 IU/L
Phosphatas kiềm: 30 – 110 IU/L
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ lá gan của chính mình?
2. Nguyên nhân làm men gan tăng
2.1. Một số loại virus viêm gan có khả năng làm men gan tăng cao
Một số loại virus viêm gan điển hình như A, B, C,… khi tấn công vào tế bào gan, chúng sẽ phá hủy tế bào gan nặng nề. Không chỉ thế chúng còn làm tăng nguy cơ gây viêm gan cấp tính và mạn tính dẫn đến ung thư gan và xơ gan.
2.2. Lạm dụng quá nhiều rượu bia
Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc các bệnh lý về gan hàng đầu hiện nay, bởi người dân Việt Nam thường xuyên sử dụng rượu bia. Điều này làm suy giảm chức năng gan, khiến tế bào gan bị tổn thương nặng nề. Ngoài ra, lạm dụng nhiều chất có cồn còn gây ảnh hưởng tới dạ dày, tim mạch,…
2.3. Sử dụng thuốc bừa bãi, không hợp lý là một yếu tố gây men gan tăng cao
Hầu hết các thuốc sẽ được chuyển hóa gan, nếu người bệnh lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ tạo gánh nặng cho gan bởi gan chưa kịp đào thải. Đặc biệt, khi sử dụng nhiều thực phẩm chức năng, sử dụng thuốc bừa bãi cũng sẽ gây tăng men gan.
2.4. Chế độ ăn uống không khoa học
Có thể bạn đang rất chủ quan bởi nhiều chất bảo quản và thực phẩm ăn sẵn,…đều chứa một lượng chất aflatoxin và một vài độc tố gây độc cho gan. Thậm chí chúng gây viêm gan, nặng hơn là ung thư gan chứ không chỉ là làm tăng men gan.
Ngoài ra khi bệnh nhân mắc một số bệnh nền như: khối u đường mật, nhiễm trùng đường mật,…cũng làm tăng nguy cơ khiến men gan tăng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan C: Kẻ hủy diệt thầm lặng tuyệt đối không thể chủ quan
Một số nguyên nhân hàng đầu gây bệnh có thể kể đến như: rượu bia, thuốc lá, thực phẩm ăn nhanh,…
3. Một số triệu chứng nhận biết bệnh
Thông thường, khi men gan tăng ở mức độ nhẹ sẽ không có biểu hiện cụ thể. Thế nhưng khi men gan càng tăng thì triệu chứng sẽ biểu hiện càng rõ. Một số triệu chứng điển hình như:
– Cơ thể chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn.
– Người sốt nhẹ, khó chịu.
– Đau bụng, đau nhức âm ỉ vùng hạ sườn phải.
– Phát ban, mẩn ngứa do các chất độc bị tích tụ trong cơ thể, điển hình là trên da.
– Bất thường trong phân, nước tiểu do bị tắc mật làm bilirubin không tiếp cận được đường tiêu hóa. Thế nên chúng được thải thông qua nước tiểu làm nước tiểu thường sậm màu hơn, phân nhạt màu hơn bình thường.
Vàng da khi bệnh nhân thấy sự thay đổi về màu da là khi đó bệnh đã chuyển biến đến mức báo động.
4. Phương pháp điều trị
4.1. Điều trị bằng thuốc Tây
Bệnh nhân sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác mức độ men gan tăng ở giai đoạn nào. Từ đó, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng một số loại thuốc kết hợp với chế độ ăn uống để đạt hiệu quả cao hơn. Một số loại thuốc có thể gặp trong điều trị men gan như:
– Thuốc hạ chỉ số men gan: Naturen, Sofmin, Boliver New,….
– Thuốc hỗ trợ tăng chức năng gan: Eganin, Tonka,..
– Có thể làm giảm men gan bằng thuốc giải độc như: Detox Gan, Penicillin, Himalaya,…
4.2. Một số phương pháp làm giảm men gan
– Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia.
– Không lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao.
– Xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng hợp lý.
5. Hệ lụy nguy hiểm là gì?
Nếu tình trạng tăng men gan chỉ ở mức độ nhẹ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm như:
– Có thể gặp biến chứng như xơ gan, ung thư gan,…nếu không được điều trị kịp thời.
– Có thể dẫn đến suy gan cấp, hôn mê gan, thậm chí tử vong.
>>>>>Xem thêm: Bạn có biết viêm gan B lây như thế nào và cách phòng tránh
Chế độ dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình kết hợp với thuốc Tây y để điều trị dứt điểm căn bệnh này
6. Cách phòng ngừa men gan tăng cao
Lên kế hoạch có một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng: không sử dụng rượu, bia,…Cần bổ sung các thực phẩm giúp hạ men gan và tăng yếu tố bảo vệ gan. Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thực phẩm như: lòng đỏ trứng, thịt nạc, rau xanh,…để bổ sung nhiều vitamin A, B1, B2, B6,…Hạn chế các loại thực phẩm giàu cholesterol.
Có chế độ nghỉ ngơi khoa học, hợp lý: tránh thức khuya, giảm căng thẳng trong công việc. Cần ngủ đủ giấc để các có quan trong cơ thể thực hiện được các chức năng của chúng.
Bệnh nhân cần uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít một ngày để có thể đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, tăng khả năng hoạt động của gan. Ngoài ra, sẽ đào thải các chất độc tố ra ngoài nhanh hơn.
Để có một cơ thể khỏe mạnh nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý tới sức khỏe của bản thân thông qua việc tránh sử dụng một số loại thực phẩm như:
– Thực phẩm nhiều đường: sẽ tạo mỡ trong gan và tăng chỉ số men gan do hồng cầu bị tích tụ gây tắc nghẽn ở người bị bệnh men gan.
– Nội tạng động vật có chứa nhiều cholesterol nên cũng ảnh hưởng tới người mắc bệnh lý về gan, huyết áp,…
– Không sử dụng đồ uống có cồn.
– Không sử dụng đồ ăn cay nóng, mặn.
Như vậy, tăng men gan cao báo hiệu gan đang bị tổn thương và hư hại nặng nề. Vì thế, chúng ta cần tích cực và kiên trì trong quá trình điều trị để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như: suy gan, xơ gan,…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.